LIMSwiki

Gaia
Nữ thần nguyên thủy của Trái Đất
Tranh vẽ Gaia, bởi Anselm Feuerbach (1875)
Nơi ngự trịTrái Đất
Thông tin cá nhân
Cha mẹChaos
Phối ngẫuUranus, Pontus, AetherTartarus
Con cáiUranus, Pontus, Ourea, Hecatonchires, Cyclopes, Titans, Gigantes, Nereus, Thaumus, Phorcys, Ceto, Eurybia, Aergia, Typhon, và Python
Tương ứng La MãTerra
Nữ thần Gaia trao Erichthonius cho Athena

Trong Thần thoai Hy Lạp, Gaia (tiếng Hy Lạp: Γαῖα; phát âm là /'geɪ.ə/ hay /'gaɪ.ə/; nghĩa là "mặt đất"), hay Gaea (Γῆ), là một trong các vị thần ban sơ, được người Hy Lạp tôn thờ là "đất mẹ", tượng trưng cho mặt đất. Gaia là vị thần thuở ban sơ và được coi như tổ tiên của vạn vật. Bà được tôn kính như nữ thần vĩ đại hay như Mẫu thần. Thần bầu trời Uranus, chồng bà, cũng do bà sinh ra. Hai người sinh ra dòng dõi các vị thần Titan (hậu duệ là các vị thần Olympus) và các Cyclops, Hecatonchire.

Trong thần thoại La Mã, bà được gọi là Terra.

Thần thoại

Thuở ban sơ, trong thế giới thần thoại Hy Lạp ban đầu chưa có gì cả ngoại trừ Hỗn mang Chaos. Thế rồi từ Chaos sản sinh ra Gaia, nữ thần Đất Mẹ với bộ ngực nở nang. Chaos còn sản sinh tiếp những vị thần khác: Tartarus (địa ngục vô tận), Erebus (vực thẳm và bóng tối khôn cùng), Nyx (đêm tối vô biên) và Eros (ái tình và dục vọng, nhưng đa phần đều cho rằng Eros là con của nữ thần Aphrodite và Ares).

Trong tập Theogony (Thần phả) của mình, nhà thơ Hy Lạp Hesiod đã kể lại rằng chính nữ thần Gaia có bộ ngực to lớn là nguồn gốc vô tận của tất cả các vị thần và loài người trên Trái Đất. Không thể tách ra hoàn toàn từ những nguyên tố của chính mình, từ Gaia đã sinh ra Uranus (bầu trời đầy sao), Pontus (biển cả) và Ourea (núi đồi hoang sơ). Sau đó, theo như Hesiod, Gaia cùng với đứa con đầu lòng của mình là Uranus sinh ra:

Vì ghê tởm và xấu hổ về hình thù quái dị của những Cyclops và Hecatonchire, Uranus bắt giam chúng vào địa ngục Tartarus vô tận. Sự hiện diện của những đứa con ở Tartarus, một phần ruột của mình, gây ra những cơn đau cùng cực và từ đó cũng hình thành trong Gaia những ý định chấm dứt cái ác của Uranus. Gaia tạo nên nham thạch, nham thạch định hình nên một cái liềm. Bà yêu cầu sự giúp đỡ từ những đứa con Titan của minh về việc sát hại người cha ác độc bằng lưỡi liềm bén nhọn. Nhưng chỉ có Cronus, đứa con út, là nhận lời. Đợi cho đến khi Uranus bị Gaia dụ xuống ăn nằm với mình để tránh xa bầu trời, nguồn sức mạnh của ông, Cronus dùng lưới liềm thiến đi bộ phận sinh dục của cha mình. Uranus bỏ chạy. Thần sống như đã chết, sức mạnh của thần chỉ còn trong kí ức. Từ những giọt máu và tinh dịch của Uranus rơi xuống đất sinh ra các nữ thần phục thù Erinyes, những gã khổng lồ Gigantes với nửa thân dưới là rắn (tiếng Anh gọi là Giants, bọn khổng lồ), khiên giáp sáng ngời và các vị tiên nữ của cây Tần bì Meliae. Từ tinh hoàn của Uranus rơi xuống biển, nữ thần ái tình và sắc đẹp Aphrodite được sinh ra từ những bọt biển (Aphrodite mang nghĩa là "sinh ra từ bọt biển").

Cronus lên ngôi, thả tất cả những đứa con Cyclop và Hecatonchire của Gaia. Dưới sự kính trọng của mọi người, Cronos trở thành vị vua của các thần linh và bắt đầu một Thời đại hoàng kim. Về sau, Cronus được lời tiên tri sẽ bị chính con sát hại và chiếm ngôi. Lo sợ lịch sử lặp lại, Cronus đã nuốt chửng những đứa con của mình với Rhea khi chúng vừa mới sinh ra: Hestia, Demeter, Hera, Hades, Poseidon. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của Gaia, Zeus đã may mắn được mẹ mang đi thoát được. Khi đã đủ khôn lớn, Zeus quay lại giết cha và giải phóng các anh chị của mình.

Sau Uranus, Gaia kết hôn với Pontus và sinh ra những vị thần biển: Nereus, Thaumas, Phorcys, CetoEuribya. Với Tartarus, Gaia sinh ra EchidnaTyphon (đứa con cuối cùng của Gaia).

Zeus đã giấu Elara, một trong những người tình của mình, xuống đất để Hera không biết. Vì vậy đứa con của Elara và Zeus, tên khổng lồ Tityas, đôi lúc cũng được gọi là con của cả Gaia và Elara.

Gaia còn làm cho Aristaeus bất tử.

Gaia được cho là nguồn gốc của những lời tiên tri ở đền thờ OracleDelphi (Joseph Fontenrose 1959 và một số người khác). Bà truyền quyền năng của mình, tùy theo những dị bản, cho Apollo, PoseidonThemis. Tuy nhiên, Apollo là người nổi tiếng nhất về những lời tiên tri ở Delphi, vì đã giết một đứa con của Gaia, Python. Vì điều này, Hera trừng phạt Apollo bằng cách bắt làm người chăn cừu cho vua Admetus trong 9 năm.

Lời thề dưới danh nghĩa của nữ thần Gaia trong xã hội Hy Lạp cổ đại được công nhận như một lời thề có giá trị nhất.

Trong nghệ thuật cổ điển, hình tượng Gaia thường được mô tả theo hai hướng: một là hình ảnh người phụ nữ có nửa thân người trên gắn liền và nhô lên khỏi mặt đất; hai là hình ảnh bà nâng đứa bé Erichthonius (một vị vua tương lai của thành Athena).

Phả hệ

Nghĩa của tên gọi Gaia

Gaia được ghép từ hai từ GeAia. Trong các ngôn ngữ châu Âu, Ge thường gắn liền với đất (ví dụ: Geology là địa chất học, Geography là địa lý...). Aia là một từ cổ nghĩa là "bà". Vì vậy, Gaia có lẽ có nghĩa là "bà của Trái Đất".

Tham khảo

Thần thoại Hy Lạp, Nguyễn Văn Khỏa

Phả hệ của Gaia
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Uranus
 
Gaia
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cronus
 
Rhea
 
Oceanus
 
Tethys
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Memphis
 
 
Libya
 
Poseidon
 
 
 
Nilus
 
Inachus
 
Melia
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Belus
 
Agenor
 
 
 
Telephassa
 
 
Phoroneus
 
Io
 
Zeus
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cadmus
 
Cilix
 
Europa
 
Phoenix
 
Achiroe
 
 
 
Epaphus
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Harmonia
 
 
Danaus
 
Aegyptus
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Polydorus
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Agave
 
 
Hypermnestra
 
Lynceus
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Autonoë
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ino
 
 
 
 
Abas
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Semele
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Proetus
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết ngoài