HL7 Wiki
Nội dung
Một tô hủ tiếu tôm | |
Bữa | Bữa sáng, tối |
---|---|
Xuất xứ | Việt Nam |
Vùng hoặc bang | Đông Nam Á |
Ẩm thực quốc gia kết hợp | Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam |
Sáng tạo bởi | Người Tiều, người Việt |
Năm sáng chế | Giữa thế kỷ 20 |
Thành phần chính | Bánh hủ tiếu, thịt gia súc, thịt gia cầm, hải sản, nước dùng (làm từ xương heo, rau củ) |
Biến thể | Hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu bò kho, hủ tiếu xào |
400 kcal (1675 kJ) | |
Hủ tiếu | |||||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tiếng Trung | 粿條 | ||||||||||
| |||||||||||
Tên tiếng Việt | |||||||||||
Tiếng Việt | hủ tiếu | ||||||||||
Tên tiếng Thái | |||||||||||
Tiếng Thái | ก๋วยเตี๋ยว |
Ẩm thực Sài Gòn |
---|
Bánh canh • Bánh mì thịt (phong cách ẩm thực Sài Gòn) • Bánh da lợn (Bánh da heo) • Bò bảy món • Bún bò Huế (phong cách ẩm thực Sài Gòn) • Bò né • Bún mắm • Bún nước lèo • Cà phê Sài Gòn • Chè bà ba • Cá viên • Cơm tấm (phong cách ẩm thực Sài Gòn) • Hủ tiếu/Hủ tíu (hủ tiếu gõ, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho) • Phá lấu • Phở Sài Gòn |
Nguyên liệu, sản vật |
Liên quan Ngành công nghiệp thực phẩm của Sài Gòn • Ẩm thực của người Hoa tại Sài Gòn • Sản vật Sài Gòn • Ẩm thực Việt-Khmer • Ẩm thực Bà Rịa-Vũng Tàu • Ẩm thực Đồng Nai • Ẩm thực Bình Dương • Ẩm thực Bình Phước • Ẩm thực Bến Tre • Ẩm thực Cần Thơ • Ẩm thực Kiên Giang • Ẩm thực An Giang • Ẩm thực Long An • Ẩm thực Sóc Trăng • Ẩm thực Tiền Giang • Ẩm thực Tây Ninh • Ẩm thực miền Nam Việt Nam • Ẩm thực Huế • Ẩm thực Quảng Nam • Ẩm thực Khánh Hòa • Ẩm thực Bình Định • Ẩm thực Hà Nội • Ẩm thực Hải Phòng • Ẩm thực Việt Nam |
Hủ tiếu (bắt nguồn từ tiếng Triều Châu “粿條” guê2diou5,[1] âm Hán Việt: quả điều), còn được viết là hủ tíu (trong phương ngữ tiếng Việt miền Nam tiếu đồng âm với tíu), là món ăn dùng chế phẩm gạo dạng sợi của người Triều Châu và người Mân Nam, có nhiều điểm tương tự như sa hà phấn của người Quảng Đông và bản điều của người Khách Gia, được truyền nhập tới nhiều vùng ở trong và ngoài nước Trung Quốc, trở thành món ăn thường gặp ở vùng Hoa Nam Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á như ở miền Nam Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Singapore, v.v.
Hủ tiếu phát triển rất mạnh ở miền Nam Việt Nam từ những năm 50, đặc biệt là tại Sài Gòn, rất dễ tìm thấy quán hủ tiếu trên đường phố hoặc xe hủ tiếu đẩy ở đầu hẻm.[2] Có thể nói Hủ tiếu là món ăn đặc trưng tại đây, tương tự như phở ở Hà Nội hay bún bò tại Huế. Hủ tiếu thường là món ăn sáng hoặc ăn tối, người miền Nam ít ăn trưa với hủ tiếu.
Nguyên liệu chính của món hủ tiếu là bánh hủ tiếu, nước dùng chính là với thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ bánh hủ tiếu với nước dùng, rồi cho các nguyên liệu phụ vào như giá đỗ, hẹ, thịt bằm vào. Có thể ăn với thịt bò viên và tương ớt, tương đen.
Các loại hủ tiếu
Hủ tiếu thịnh hành ở Nam Bộ, và có nhiều loại hủ tiếu:
- Hủ tiếu Nam Vang: có 2 loại chính: hủ tiếu khô và hủ tiếu nước
- Hủ tiếu sa tế: có nguồn gốc từ người Tiều[2]
- Hủ tiếu Mỹ Tho: có thêm tôm, mực, hải sản, ốc, đặc sản của Mỹ Tho
- Hủ tiếu Trung Hoa: có mùi xì dầu [cần dẫn nguồn]
- Hủ tiếu Sa Đéc: Làm từ bột tươi Sa Đéc, có hương thơm đặc trưng của làng bột gạo Sa Đéc, nơi duy nhất có nguồn nước với độ pH bằng 7 nên sợi hủ tiếu dai, thơm ngon đặc trưng. Các cơ sở sản xuất nổi tiếng: Hủ tiếu Lãnh Nam Sa Đéc, Bà Năm Sa Đéc, Hòa Hưng, Bích Chi,...
- Hủ tiếu gõ: Hủ tiếu bán dạo bình dân, gồm hủ tiếu bò viên, hủ tiếu nạc (thịt heo), giò. Tên gọi bắt nguồn từ những xe đẩy bán hủ tiếu có một bộ dụng cụ gồm hai thanh gỗ hoặc kim loại gõ vào nhau để phát ra âm thanh đặc trưng, dễ nhận biết thay cho tiếng rao.
- Hủ tiếu mực
Tất cả các loại hủ tiếu trên đều có thể tìm thấy ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác tại Việt Nam.
Tham khảo
- ^ Hai tiếng “hủ tíu” có phải do tiếng Quảng Đông mà ra? Lưu trữ 2018-07-16 tại Wayback Machine, Hồn Việt, truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2017.
- ^ a b "Quán hủ tiếu sa tế 50 năm ở Sài gòn", Người đưa tin, 27.12.2012