The US FDA’s proposed rule on laboratory-developed tests: Impacts on clinical laboratory testing

Sir Sidney Poitier

Đại sứ Bahamas tại Nhật Bản
Nhiệm kỳ
15 tháng 4 năm 1997 – 2007
Quân chủElizabeth II
Thủ tướng
Thông tin cá nhân
Sinh(1927-02-20)20 tháng 2, 1927
Miami, Florida, Hoa Kỳ
Mất6 tháng 1, 2022(2022-01-06) (94 tuổi)
Los Angeles, California, Hoa Kỳ
Công dân
Phối ngẫu
Con cái
  • Beverly Poitier
  • Pamela Poitier
  • Sherri Poitier
  • Gina Poitier
  • Anika Poitier
  • Sydney Tamiia
Nghề nghiệpDiễn viên, đạo diễn, biên kịch, nhà ngoại giao

Sir Sidney Poitier, KBE (/pwɑːtjeɪ/ hoặc /pwɑːti.eɪ/; sinh ngày 20 tháng 2 năm 1927 - mất ngày 6 tháng 1 năm 2022), là một diễn viên người Mỹ gốc Bahamas, đạo diễn, tác giả và nhà ngoại giao.

Năm 1964,[1] Poitier trở thành người da đen đầu tiên để giành chiến thắng giải Oscar cho nam diễn viên xuất sắc nhất,[2] cho vai diễn trong Lilies of the Field.[3] Ý nghĩa của thành tích này sau đó được khẳng định vào năm 1967 khi ông đóng vai chính trong ba bộ phim thành công, tất cả đều xử lý các vấn đề liên quan đến chủng tộc: To Sir, with Love; In the Heat of the Night; và Guess Who's Coming to Dinner, khiến ông trở thành ngôi sao phòng vé hàng đầu của năm đó.[4] Năm 1999, Viện phim Mỹ đưa tên Poitier vào danh sách Diễn viên nam xuất sắc mọi thời đại, xếp hạng 22 trong danh sách 25 người.

Poitier đã làm đạo diễn của một số bộ phim nổi tiếng, như A Piece of Action, Uptown Saturday Night, Let's Do It Again, (với người bạn Bill Cosby), Stir Crazy (diễn viên Richard PryorGene Wilder đóng vai chính) và Ghost Dad (cũng với Cosby). Năm 2002, ba mươi tám năm sau khi nhận được giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc nhất, Poitier đã được Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Khoa học lựa chọn để tặng một giải thưởng danh dự, với lời đề: "Tặng Sidney Poitier để ghi nhận những thành tựu to lớn của ông như là một nghệ sĩ và như một con người".[5] Từ năm 1997, ông đã được cử làm đại sứ Bahamas tại Nhật Bản. Vào ngày 12 tháng 8 năm 2009, Sidney Poitier đã được Tổng thống Barack Obama trao Huân chương Tự do, huân chương danh dự dân sự cao nhất của nước Mỹ.[6]

Tham khảo

  1. ^ Bill Goodykoontz, Gannett Chief Film Critic (ngày 25 tháng 2 năm 2014). “Oscar win proved Sidney Poitier was second to none”. Usatoday.com. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ James Baskett won an Honorary Academy Award, for his performance in Walt Disney's Song of the South (1946). The award was not competitive. See Awards for James Baskett, Internet Movie Database
  3. ^ Giải thưởng của Sidney Poitier trên IMDb
  4. ^ “Top Ten Money Making Stars”. Quigley Publishing Co. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2009.
  5. ^ ''Sidney Poitier awards: Academy of Motion Picture Arts and Sciences'' awards database”. Awardsdatabase.oscars.org. ngày 29 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2014.
  6. ^ “Sidney Poitier, Sen. Ted Kennedy Among 16 Who Receive Medal of Freedom”. Washingtonpost.com. ngày 13 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2014.