The US FDA’s proposed rule on laboratory-developed tests: Impacts on clinical laboratory testing

Kali cyanide
Mẫu kali cyanide
Cấu trúc của kali cyanide
Nhận dạng
Số CAS151-50-8
Số EINECS205-792-3
Số RTECSTS8750000
Thuộc tính
Công thức phân tửKCN
Khối lượng mol65,1153 g/mol
Bề ngoàibột/tinh thể màu trắng
Khối lượng riêng1,52 g/cm³
Điểm nóng chảy 634 °C (907 K; 1.173 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước71,6 g/100 ml (25 ℃)
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-131,5 kJ/mol
Entropy mol tiêu chuẩn So298127,8 J·K-1·mol-1
Các nguy hiểm
MSDSICSC 0671
Phân loại của EURất độc hại (T+)
Nguy hiểm cho môi trường (N)
Chỉ mục EU006-007-00-5
NFPA 704

0
4
0
 
Chỉ dẫn RR26/27/28, R32
R50/53
Chỉ dẫn SS1/2, S7, S28, S29
S45, S60, S61
Điểm bắt lửaKhông cháy
LD505–10 mg/kg (miệng ở chuột, thỏ)[1]
Các hợp chất liên quan
Cation khácNatri cyanide
Hợp chất liên quanHydro cyanide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Kali cyanide là một hợp chất hóa học không màu của kalicông thức hóa học KCN. Nó có mùi giống như mùi quả hạnh nhân, có hình thức bề ngoài giống như đườnghòa tan nhiều trong nước. Là một trong số rất ít chất có khả năng tạo ra các phức chất của vàng (Au) hòa tan được trong nước, vì thế nó được sử dụng trong ngành kim hoàn để mạ hay đánh bóng bằng phương pháp hóa học. Đôi khi nó cũng được sử dụng trong ngành khai thác các mỏ vàng để tách vàng ra khỏi quặng vàng (mặc dù natri cyanide được sử dụng phổ biến hơn). Cho đến những năm thập niên 1970 nó còn được sử dụng trong thuốc diệt chuột.

Tính chất hóa học

Nó có tính hoạt động hóa học cao:

  • Dễ dàng phản ứng với các acid để tạo thành acid cyanic là chất độc dễ bay hơi.
  • Từng được sử dụng trong công nghiệp tinh chế vàng.

Các hiệu ứng sinh lý học và độc tính

Độc tính

Kali cyanide là một chất cực độc, gây chết người với liều lượng thấp. Chỉ cần ăn nhầm từ 200–250 mg chất này thì một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 30 giây đến 2 phút. Sau khoảng 1 tiếng thì rơi vào trạng thái hôn mê và có thể tử vong sau khoảng 3 giờ nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời. Theo phân loại trong hướng dẫn số 67/548/EEC của liên minh châu Âu thì nó là chất cực độc (T+). Giới hạn phơi nhiễm tối đa (PEL) của OSHA là 5 mg/m³. Còn theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế Việt Nam thì giới hạn này là 3 mg/m³ trong môi trường sản xuất.

Cơ chế ngộ độc

Giống như các hợp chất cyanide khác, kali cyanide gây độc bằng cách ngăn chặn sự trao đổi chất của tế bào. Kali cyanide có khả năng tạo liên kết hóa học với các heme trong máu (như hemoglobin), làm cho các tế bào không lấy được oxy và bị hủy hoại. Ngoài ra kali cyanide tác dụng với khí gas trong dạ dày tạo thành khí gas acid gây chết người khi hít phải.

Cách chất giải độc:

  • Khi bị ngộ độc kali cyanide, cần sơ cứu nạn nhân bằng cách cho thở bằng khí oxy. Trong các phân xưởng có sử dụng kali cyanide, thường có sẵn bộ cấp cứu trong trường hợp nhiễm độc, bao gồm các chất amyl nitrit, natri nitrit, xanh methylenenatri thiosulfat.
  • Đường glucose có khả năng làm chậm lại đáng kể quá trình gây độc của kali cyanide, đồng thời bảo vệ các tế bào bằng cách tạo liên kết hóa học với kali cyanide.

Các chỉ số an toàn

Kali cyanide không có các chỉ số an toàn rõ ràng. Tuy nhiên,nếu tiếp xúc với kali cyanide mà không có đồ bảo hộ (có thể thấm qua da) thì có thể gây ngộ độc và tỷ lệ cao là sẽ dẫn tới tử vong.

Chi tiết khác

Trong thực tế nhiều hợp chất kali được sử dụng trong các hóa chất tẩy rửa gia dụng. Tiêu chuẩn châu Âu thường kỹ càng hơn về các hợp chất kali so với các nước khác. Tuy nhiên ở Việt Nam loại độc chất này không phải ai cũng biết và thường được làm chất tẩy rửa chính trong các chất tẩy rửa trôi nổi trên thị trường.

Điều chế

Kali cyanide được điều chế theo sơ đồ sau:

N2 + CH4 → HCN + NH3NH4CN
NH4CN+ KOH → KCN + NH3 + H2O

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Bernard Martel. Chemical Risk Analysis: A Practical Handbook. Kogan, 2004, trang 361. ISBN 1-903996-65-1.

Liên kết ngoài