The US FDA’s proposed rule on laboratory-developed tests: Impacts on clinical laboratory testing

Contras Nicaragua
Tham dự trong Cách mạng Nicaragua

Quân nổi dậy Contra Nicaragua
Hoạt động 1979–1990
Lý tưởng Chủ nghĩa chống cộng
Người đứng đầu FDN – Commandante Franklin
ARDE Frente Sur – Cupula of 6 Regional Commandantes
YATAMA – Commandante Blas
Misura – Steadman Fagoth
Khu vực
hoạt động
Tất cả vùng nông thôn Nicaragua trừ bờ biển Thái Bình Dương, từ Rio Coco ở phía bắc tới Rio San Juan ở phía nam
Sức mạnh 23.000
Đã trở thành Recontra Frente Norte 380
Đồng minh  Hoa Kỳ
Đối thủ FSLN
Tham chiến Các chiến dịch lớn tại La Trinidad, xa lộ Rama, và Siuna và La Bonanza. Nhiều căn cứ của chính phủ bị chiếm tại các tỉnh Jinotega, Matagalpa, Zelaya Norte, Zelaya Sur, Chontales, và Rio San Juan.

Thuật ngữ contras (đôi khi dùng ở dạng viết hoa "Contras") là một danh từ chung dành cho hàng loạt nhóm vũ trang cánh hữu chống cộng được Hoa Kỳ hỗ trợ tài chínhvũ khí, hoạt động từ năm 1979 đến đầu thập niên 1990. Các nhóm này đối lập với chính quyền hội đồng Tái Thiết Dân tộc Nicaragua của phe Sandinista cánh tả theo chủ nghĩa xã hội. Trong số các nhóm contra này, nhóm Lực lượng dân chủ Nicaragua (FDN) nổi lên như là nhóm lớn nhất. Trong năm 1987, hầu như tất cả các tổ chức contra đã liên kết lại, ít nhất về mặt hình thức để trở thành tổ chức Kháng chiến Nicaragua.

Từ giai đoạn ban đầu, các nhóm nổi loạn nhận được hỗ trợ tài chính và quân sự từ Chính phủ Hoa Kỳ, và quyền lực quân sự của các nhóm này phụ thuộc vào sự hỗ trợ này. Sau khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua việc cấm hỗ trợ, chính quyền của Tổng thống Reagan vẫn tiếp tục âm thầm hỗ trợ contras. Các hành vi âm thầm hỗ trợ này đã lên đến đỉnh điểm trong vụ Iran-Contra.

Thuật ngữ "contra" bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha contra, nghĩa là chống lại nhưng trong trường hợp này là từ viết tắt của la contrarrevolución, nghĩa là "phản cách mạng". Một số quân nổi dậy không thích bị gọi là contras, cảm thấy từ này mang nghĩa xấu, hoặc mang nghĩa phục hồi lại chế độ/trật tự cũ. Các chiến binh nổi dậy thường tự gọi mình là  comandos ("commandos"); những người nông dân ủng hộ quân nổi dậy thì gọi họ là los primos ("những người anh em"). Từ giữa thập niên 1980, khi nội các Reagan và quân nổi dậy tìm cách mô tả phong trào như là "cuộc phản kháng dân chủ", các thành viên của phong trào này bắt đầu gọi chính họ là la resistencia.

Trong cuộc chiến chống lại Chính phủ Nicaragua, lực lượng Contras đã có hàng loạt hành động vi phạm nhân quyền và sử dụng các chiến thuật khủng bố,[1][2][3][4][5] thực hiện hơn 1300 cuộc tấn công khủng bố.[6] Các hoạt động trên được thực hiện một cách có hệ thống theo chiến lược của lực lượng này. Những người ủng hộ quân Contras đã cố gắng làm giảm thiểu ý nghĩa của các hành động phi nhân quyền, nhất là nội các Reagan tại Hoa Kỳ khi đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của công chúng để công chúng có thiện cảm hơn đối với lực lượng contras.[7]

Chú thích

  1. ^ Feldmann, Andreas E.; Maiju Perälä (tháng 7 năm 2004). “Reassessing the Causes of Nongovernmental Terrorism in Latin America”. Latin American Politics and Society. 46 (2): 101–132. doi:10.1111/j.1548-2456.2004.tb00277.x.
  2. ^ Greg Grandin; Gilbert M. Joseph (2010). A Century of Revolution. Durham, North Carolina: Duke University Press. tr. 89. ISBN 0822392852.
  3. ^ Todd, Dave (ngày 26 tháng 2 năm 1986). “Offensive by Nicaraguan "Freedom Fighters" May be Doomed as Arms, Aid Dry Up”. Ottawa Citizen. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2011.
  4. ^ Albert J. Jongman; Alex P. Schmid (1988). Political Terrorism: A New Guide To Actors, Authors, Concepts, Data Bases, Theories, And Literature. Transaction Publishers. tr. 17–18. ISBN 978-1-41280-469-1. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2015.
  5. ^ Athan G. Theoharis; Richard H. Immerman (2006). The Central Intelligence Agency: Security Under Scrutiny. Greenwood Publishing Group. tr. 216. ISBN 0313332827.
  6. ^ Gary LaFree; Laura Dugan; Erin Miller (2014). Putting Terrorism in Context: Lessons from the Global Terrorism Database. Routledge. tr. 56. ISBN 1134712413.
  7. ^ Fried, Amy (1997). Muffled Echoes: Oliver North and the Politics of Public Opinion. Columbia University Press. tr. 65–68. ISBN 9780231108201. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.

Sách tham khảo

Liên kết ngoài