The US FDA’s proposed rule on laboratory-developed tests: Impacts on clinical laboratory testing

Sửa liên kết

Washington, D.C.
—  Thủ đôđặc khu liên bang  —
Đặc khu Columbia
District of Columbia
Hiệu kỳ của Washington, D.C.
Hiệu kỳ
Ấn chương chính thức của Washington, D.C.
Ấn chương
Khẩu hiệuJustitia Omnibus
(Công lý cho tất cả)
Hiệu ca: "Washington"
"Our Nation's Capital" (hành khúc)[1]
Bản đồ tương tác của Washington D.C.
Bản đồ tương tác của Washington D.C.
Washington, D.C. trên bản đồ Thế giới
Washington, D.C.
Washington, D.C.
Quốc gia Hoa Kỳ
Đạo luật cư trú1790
Tổ chức1801
Hợp nhất1871
Đạo luật tự trị1973
Đặt tên theoGeorge Washington, Cristoforo Colombo
Thủ phủkhông có
Chính quyền
 • Thị trưởngMuriel Bowser (D)
 • Hội đồng
Danh sách
 • Hạ viện Hoa KỳEleanor Holmes Norton (D),
Đại biểu (Lưu động)
Diện tích
 • Thủ đôđặc khu liên bang68,34 mi2 (17,700 km2)
 • Đất liền61,05 mi2 (15,810 km2)
 • Mặt nước7,29 mi2 (1,890 km2)
Độ cao cực đại409 ft (125 m)
Độ cao cực tiểu0 ft (0 m)
Dân số (2020)[2]
 • Thủ đôđặc khu liên bang689.545
 • Thứ hạngthứ 20 tại Hoa Kỳ
 • Mật độ11.294,76/mi2 (4.361,45/km2)
 • Vùng đô thị[3]6.385.162 (thứ 6)
Tên cư dânNgười Washington[4][5]
Múi giờMúi giờ miền Đông, UTC−5, UTC-4, America/New_York
 • Mùa hè (DST)EDT (UTC−4)
Mã ZIP20001–20098, 20201–20599
Mã điện thoại202
Thành phố kết nghĩaBruxelles, Băng Cốc, Dakar, Bắc Kinh, Athena, Pretoria, Seoul, Accra, Sunderland, Ankara, Brasilia, Addis Ababa, Paris, Roma, San Salvador, City of Tshwane Metropolitan Municipality
Các sân bay chính
Tuyến đường sắt ngoại ô
Tàu điện ngầm
Websitedc.gov

Washington, D.C., tên chính thức là Đặc khu Columbia (tiếng Anh: District of Columbia), còn được gọi đơn giản là Washington (phiên âm tiếng Việt: Oa-sinh-tơn), là thủ đô và là đặc khu liên bang duy nhất của Hoa Kỳ.[8] Nó tọa lạc trên bờ đông sông Potomac, tạo thành vùng biên giới phía tây nam và phía nam với tiểu bang Virginia, và có chung đường biên giới trên bộ ở các phía còn lại với tiểu bang Maryland. Thành phố được đặt theo tên của George Washington, một Người lập quốc và là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ,[9]đặc khu liên bang được đặt theo tên của Columbia, một hiện thân nữ của quốc gia. Là nơi đặt trụ sở của chính phủ liên bang Hoa Kỳ và một số tổ chức quốc tế khác, thành phố là một thủ đô chính trị quan trọng của thế giới.[10] Đây là một trong những thành phố được ghé thăm nhiều nhất ở Hoa Kỳ, với hơn 20 triệu du khách vào năm 2016.[11][12]

Hiến pháp Hoa Kỳ quy định một đặc khu liên bang thuộc thẩm quyền riêng của Quốc hội; do đó, đây không phải là một phần của bất kỳ tiểu bang nào của Hoa Kỳ (kể cả tiểu bang của chính nó). Đạo luật cư trú được ký kết vào ngày 16 tháng 7 năm 1790, phê duyệt việc thành lập một quận thủ đô nằm dọc theo sông Potomac gần bờ biển phía Đông của đất nước. Thành phố Washington được thành lập vào năm 1791 với vai trò là thủ đô quốc gia và Quốc hội đã tổ chức kỳ họp đầu tiên tại đây vào năm 1800. Năm 1801, vùng lãnh thổ, trước đây là một phần của Maryland và Virginia (bao gồm những khu dân cư ở GeorgetownAlexandria), chính thức được công nhận là đặc khu liên bang. Năm 1846, Quốc hội trao trả lại vùng đất ban đầu do Virginia nhượng lại, bao gồm cả thành phố Alexandria; vào năm 1871, nó đã thành lập một chính quyền thành phố duy nhất cho phần còn lại của đặc khu. Kể từ thập niên 1880, đã có nhiều nỗ lực để đưa thành phố trở thành một tiểu bang, phong trào này đã tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, và Hạ viện đã thông qua một dự luật thành lập bang vào năm 2021.[13]

Thành phố được chia ra thành bốn phần, lấy Điện Capitol làm trung tâm, và có đến 131 khu phố. Theo Điều tra dân số năm 2020, Washington có dân số 689.545 người,[2] khiến nó trở thành thành phố đông dân thứ 20 ở Hoa Kỳ, thành phố đông dân thứ ba ở cả vùng Trung-Đại Tây DươngĐông Nam, và có dân số lớn hơn hai tiểu bang là WyomingVermont.[14] Những người đi làm từ các vùng ngoại ô MarylandVirginia lân cận đã nâng dân số ban ngày của thành phố này lên hơn một triệu người trong tuần làm việc.[15] Vùng đô thị Washington, lớn thứ sáu ở Hoa Kỳ (bao gồm một phần của Maryland, Virginia và Tây Virginia), có dân số ước tính vào năm 2019 là 6,3 triệu người.[16]

Ba nhánh của chính phủ liên bang Hoa Kỳ tập trung ở đặc khu: Quốc hội (lập pháp), Tổng thống (hành pháp) và Tòa án tối cao (tư pháp). Washington là nơi có nhiều di tích và bảo tàng quốc gia, chủ yếu nằm trên hoặc xung quanh National Mall. Thành phố có 177 đại sứ quán nước ngoài cũng như là trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, công đoàn, tổ chức phi lợi nhuận, nhóm vận động hành lang và hiệp hội nghề nghiệp, bao gồm Nhóm Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, AARP, Hội Địa lý Quốc gia, Chiến dịch Nhân quyền, Tổ chức Tài chính Quốc tếHội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ.

Một thị trưởng được bầu chọn ở địa phươngmột hội đồng gồm 13 thành viên đã điều hành đặc khu này từ năm 1973. Quốc hội duy trì quyền lực tối cao trong thành phố và có quyền vô hiệu hóa các điều lệ do hội đồng thành phố thông qua. Cử tri D.C. bầu ra một dân cử đại diện cho toàn đặc khu vào Hạ viện nhưng dân cử đó không có quyền biểu quyết, và đặc khu này cũng không có đại biểu tại Thượng viện. Cử tri đặc khu chọn ra ba đại cử tri phù hợp với Tu chính án thứ 23 của Hiến pháp Hoa Kỳ, được phê chuẩn vào năm 1961.

Lịch sử

Khi những người châu Âu đầu tiên đến đây vào thế kỷ XVII, một sắc dân Algonquia với tên gọi Nacotchtank đã cư trú ở khu vực quanh sông Anacostia trong vùng Washington ngày nay.[17] Tuy nhiên, phần lớn những người Mỹ bản thổ đã rời bỏ khu vực này vào đầu thế kỷ XVIII.[18] Năm 1751, Georgetown được tỉnh Maryland cấp phép thành lập trên bờ bắc sông Potomac. Thị trấn này là một phần của lãnh thổ liên bang mới được thành lập gần 40 năm sau đó.[19] Thành phố Alexandria, Virginia, thành lập năm 1749, ban đầu cũng nằm trong đặc khu.[20]

Trong bài phát biểu mang tên Federalist No. 43 vào ngày 23 tháng 1 năm 1788, James Madison, vị tổng thống tương lai, đã giải thích sự cần thiết của một đặc khu liên bang. Madison cho rằng thủ đô quốc gia cần phải là một nơi rõ ràng khác biệt, không phụ thuộc vào bất cứ tiểu bang nào để dễ quản lý và gìn giữ an ninh.[21] Vụ tấn công chống quốc hội của một nhóm binh sĩ nổi giận tại thành phố Philadelphia, được biết với tên gọi vụ nổi loạn Pennsylvania năm 1783, đã cho chính phủ thấy cần thiết phải xem xét về vấn đề an ninh của chính mình.[22] Vì thế, quyền thiết lập một thủ đô liên bang đã được ghi rõ trong Điều khoản một, phần 8 của Hiến pháp Hoa Kỳ, cho phép lập một "Đặc khu (không quá mười dặm vuông) như có thể, bằng phần đất nhượng lại của các tiểu bang nào đó, và được Quốc hội nhận lấy để trở thành nơi đặt trụ sở của chính phủ Hoa Kỳ".[23] Tuy nhiên Hiến pháp Hoa Kỳ không định rõ vị trí cho thủ đô mới. Trong một thỏa hiệp mà sau này được biết đến là "thỏa hiệp năm 1790", James Madison, Alexander Hamilton, và Thomas Jefferson đã đi đến một đồng thuận rằng chính phủ liên bang sẽ lãnh hết nợ chiến tranh mà các tiểu bang đã thiếu với điều kiện là thủ đô quốc gia mới sẽ được đặt tại miền nam Hoa Kỳ.[a]

Quang cảnh Tòa Quốc hội Hoa Kỳ trước "Vụ đốt cháy Washington" (trong khoảng thập niên 1800)

Ngày 16 tháng 7 năm 1790, Đạo luật Dinh cư (Residence Act) đã cho ra đời một thủ đô mới vĩnh viễn được đặt trên bờ sông Potomac, ngay tại khu vực mà Tổng thống George Washington đã chọn lựa.[b] Như đã được Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép, hình dạng ban đầu của đặc khu liên bang là một hình vuông, mỗi cạnh dài 10 dặm Anh (16 km), tổng diện tích là 100 dặm vuông (260 km²). Trong suốt thời gian từ năm 1791–1792, Andrew Ellicott và một số phụ tá trong đó có Benjamin Banneker đã thị sát các ranh giới giữa đặc khu với cả MarylandVirginia. Cứ mỗi một dặm Anh, họ đặt đá làm mốc ranh giới mà nhiều cột trong số đó vẫn còn lại cho đến ngày nay.[24] Một "thành phố liên bang" mới sau đó được xây dựng trên bờ bắc sông Potomac, kéo dài về phía đông tại Georgetown. Ngày 9 tháng 9 năm 1791, thành phố liên bang được đặt tên để vinh danh George Washington và đặc khu được đặt tên Lãnh thổ Columbia. Columbia cũng là tên thi ca để chỉ Hoa Kỳ được dùng vào thời đó.[c] Ngày 17 tháng 11 năm 1800, Quốc hội mở phiên họp đầu tiên tại Washington.[25]

Đạo luật tổ chức Đặc khu Columbia năm 1801 (District of Columbia Organic Act of 1801) chính thức tổ chức Đặc khu Columbia và đưa toàn bộ lãnh thổ liên bang, bao gồm các thành phố Washington, Georgetown và Alexandria, dưới sự kiểm soát đặc biệt của Quốc hội Hoa Kỳ. Thêm vào đó, lãnh thổ chưa hợp nhất nằm trong Đặc khu được tổ chức thành hai quận: Quận Washington trên bờ bắc sông Potomac, và Quận Alexandria trên bờ nam.[26] Theo đạo luật này, các công dân sống trong đặc khu không còn được xem là cư dân của Maryland hoặc Virginia, vì thế họ không có đại diện của mình tại quốc hội.[27]

Nhà hát Ford vào thế kỷ XIX, nơi Tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát vào năm 1865

Vào ngày 24–25 tháng 8 năm 1814, trong một cuộc càn quét mang tên vụ đốt phá Washington, các lực lượng Anh xâm nhập thủ đô để trả đũa vụ đốt phá thành phố York, tức Toronto ngày nay. Tòa Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ, và Tòa Bạch Ốc bị đốt cháy và phá hủy trong suốt cuộc tấn công.[28] Phần lớn các dinh thự chính phủ được nhanh chóng sửa chữa trừ tòa nhà quốc hội. Lúc đó tòa quốc hội phần lớn còn đang xây dựng và chưa hoàn thành cho đến năm 1868.[29]

Kể từ năm 1800, cư dân của đặc khu đã liên tiếp chống đối việc họ thiếu đại diện biểu quyết tại quốc hội. Để sửa đổi, nhiều đề nghị đã được đưa ra nhằm trả lại phần đất được Maryland và Virginia nhượng lại để thành lập đặc khu. Diễn tiến này được biết đến với tên Hồi trả Đặc khu Columbia.[30] Tuy nhiên, những nỗ lực tương tự đều thất bại trong việc giành lấy đủ sự ủng hộ cho đến thập niên 1830, khi quận miền nam là Alexandria của đặc khu lâm vào suy thoái kinh tế với sự thờ ơ của Quốc hội.[30] Alexandria cũng là thị trường chính trong giao thương buôn bán nô lệ ở Mỹ, và có nhiều tin đồn được truyền đi khắp nơi rằng những người theo chủ nghĩa bãi nô tại quốc hội đang tìm cách chấm dứt chế độ nô lệ tại đặc khu; một hành động như vậy sẽ khiến cho nền kinh tế của Alexandria thêm suy thoái.[31] Vào năm 1840, do không hài lòng với việc quốc hội kiểm soát Alexandria, dân chúng trong quận bắt đầu thỉnh cầu trao trả lãnh thổ miền nam của đặc khu về bang Virginia. Lập pháp tiểu bang Virginia đồng ý việc lấy lại Alexandria vào tháng 2 năm 1846, một phần vì việc trở lại của Alexandria sẽ cung cấp thêm hai đại diện ủng hộ chế độ nô lệ tại Hội đồng lập pháp Virginia.[30] Ngày 9 tháng 7 năm 1846, quốc hội đồng ý giao trả lại tất cả lãnh thổ của đặc khu nằm ở phía nam sông Potomac về Khối thịnh vượng chung Virginia.[30]

Đúng như những người Alexandria ủng hộ chế độ nô lệ lo lắng, Thỏa hiệp năm 1850 đã đưa đến việc đặt giao thương buôn bán nô lệ ngoài vòng pháp luật (mặc dù chưa bãi bỏ chính thức chế độ nô lệ) tại đặc khu.[32] Năm 1860, khoảng 80% cư dân người Mỹ gốc châu Phi của thành phố là người da đen tự do. Việc bùng phát cuộc Nội chiến Hoa Kỳ năm 1861 đã mang đến sự phát triển dân số đáng kể trong đặc khu vì sự mở rộng hoạt động của chính phủ liên bang và một làn sóng di cư ồ ạt của những người nô lệ tự do mới đến.[33] Năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln ký Đạo luật giải phóng và bồi thường nô lệ (Compensated Emancipation Act), kết thúc chế độ nô lệ tại Đặc khu Columbia và giải thoát khoảng 3.100 người đang bị cầm giữ làm nô lệ, vào 9 tháng trước khi Tuyên ngôn giải phóng nô lệ (Emancipation Proclamation) ban bố.[34] Năm 1870, dân số của đặc khu phát triển lên đến gần 132.000 người.[35] Mặc dù thành phố phát triển nhưng Washington vẫn còn các con đường đất và thiếu nền tảng vệ sinh căn bản. Tình hình tồi tệ đến nỗi một số thành viên quốc hội đã đề nghị di chuyển thủ đô đến một nơi khác.[36]

Đám đông vây quanh Hồ Phản chiếu Tưởng niệm Lincoln trong một cuộc diễn hành đòi công ăn việc làm và tự do tại Washington năm 1963.

Bằng một đạo luật tổ chức đặc khu năm 1871, quốc hội đã thiết lập ra một chính quyền mới cho toàn bộ lãnh thổ liên bang. Đạo luật này có hiệu lực kết hợp các thành phố Washington, Georgetown, và Quận Washington thành một đô thị tự quản duy nhất có tên là Đặc khu Columbia.[37] Mặc dù thành phố Washington chính thức kết thúc sau năm 1871 nhưng cái tên của nó vẫn tiếp tục được sử dụng và toàn bộ thành phố bắt đầu được biết đến rộng rãi là Washington, D.C.. Trong cùng đạo luật đó, quốc hội cũng bổ nhiệm một ban công chánh lo về việc hiện đại hóa thành phố.[38] Năm 1873, Tổng thống Grant bổ nhiệm thành viên có ảnh hưởng nhất trong ban là Alexander Shepherd vào vị trí thống đốc mới. Năm đó, Shepherd chi ra 20 triệu đô la (tương đương 357 triệu đô la năm 2007) vào công chánh,[39] để hiện đại hóa Washington nhưng cũng làm cho thành phố bị khánh kiệt. Năm 1874, quốc hội bãi bỏ văn phòng của Shepherd để trực tiếp quản lý.[36] Các dự án khác nhằm thay hình đổi dạng thành phố cũng không được thực hiện cho đến khi có Kế hoạch McMillan năm 1901.[40]

Dân số đặc khu tương đối vẫn không mấy thay đổi cho đến thời Đại khủng hoảng trong thập niên 1930, khi chương trình cải tổ kinh tế mới gọi là New Deal của Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã mở rộng bộ máy chính quyền tại Washington. Chiến tranh thế giới thứ hai làm gia tăng thêm hoạt động của chính phủ và kết quả là tăng thêm số nhân viên liên bang làm việc tại thủ đô;[41] Vào năm 1950, dân số của đặc khu lên đến đỉnh điểm là 802.178 người.[42] Tu chính án 23 Hiến pháp Hoa Kỳ được chấp thuận vào năm 1961, cho phép đặc khu ba phiếu bầu trong đại cử tri đoàn.

Sau vụ ám sát nhà lãnh đạo tranh đấu cho nhân quyền, tiến sĩ Martin Luther King, Jr. ngày 4 tháng 4 năm 1968, các vụ bạo loạn bùng phát tại đặc khu, chủ yếu ở các hành lang ở Đường U, Đường số 14, Đường số 7 và Đường H. Đây là những khu trung tâm thương mại và khu vực cư ngụ của người da đen. Các vụ bạo động kéo dài khoảng ba ngày cho đến khi trên 13.000 binh sĩ liên bang và binh sĩ thuộc vệ binh quốc gia của Đặc khu Columbia được phái đến dẹp loạn. Nhiều cửa tiệm và tòa nhà khác bị thiêu cháy; đa số vẫn còn bị để hoang tàn và không được tái thiết cho đến cuối thập niên 1990.[43]

Năm 1973, quốc hội ban hành Đạo luật Nội trị Đặc khu Columbia (District of Columbia Home Rule Act), cho phép đặc khu được bầu lên một thị trưởng dân cử và một hội đồng thành phố.[44] Năm 1975, Walter Washington trở thành thị trưởng dân cử đầu tiên và cũng là thị trưởng da đen đầu tiên của đặc khu.[45] Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ từ cuối thập niên 1980 và cả thập niên 1990, các chính quyền của thành phố bị chỉ trích vì sai phạm quản lý và hoang phí. Năm 1995, quốc hội thành lập Ban Giám sát Tài chính Đặc khu Columbia (District of Columbia Financial Control Board) để trông coi tất cả việc chi tiêu của và cải tổ chính quyền thành phố.[46] Đặc khu lấy lại quyền kiểm soát tài chính của mình vào tháng 9 năm 2001 và các hoạt động của Ban giám sát bị đình chỉ.[47]

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, một nhóm khủng bố cướp chuyến bay 77 của American Airlines và đâm thẳng chiếc máy bay vào Ngũ Giác Đài nằm ở thành phố Arlington, Virginia lân cận. Chuyến bay 93 của United Airlines, theo lộ trình đến Washington, D.C., rơi xuống Pennsylvania do nỗ lực ngăn chặn của hành khách.[48][49]

Địa lý

Kênh Chesapeake và Ohio chạy qua khu dân cư Georgetown.

Đặc khu Columbia có tổng diện tích là 68,3 dặm vuông (177 km²), trong đó diện tích mặt đất chiếm 61,4 dặm vuông (169 km²) và phần còn lại, 6,9 dặm vuông (18 km²) hay 10,16% là mặt nước.[50] Do phần phía nam lãnh thổ đã được trao trả lại cho Thịnh vượng chung Virginia vào năm 1846, Washington, D.C. ngày nay không còn diện tích 100 dặm vuông (260 km²) như ban đầu. Vùng đất còn lại hiện tại của đặc khu chỉ là khu vực được tiểu bang Maryland nhượng lại. Vì thế Washington bị bao quanh bởi các tiểu bang Maryland ở phía đông nam, đông bắc, tây bắc và Virginia ở phía tây nam. Washington, D.C. có ba dòng chảy thiên nhiên chính là: sông Potomac, sông Anacostialạch Rock. Sông Anacostia và lạch Rock là các nhánh của sông Potomac.[51] Lạch Tiber, một dòng chảy trước kia đi ngang qua Khu dạo chơi Quốc gia (National Mall), đã hoàn toàn bị san lấp trong thập niên 1870.[52]

Washington không được xây trên những vùng đất lấn đầm lầy.[53] Trong lúc vùng đất ngập nước bao phủ những khu vực dọc theo hai con sông và các suối thiên nhiên khác, phần lớn lãnh thổ của đặc khu bao gồm đất nông nghiệp và những ngọn đồi có cây.[54] Địa điểm tự nhiên cao nhất của Đặc khu Columbia nằm tại Tenleytown, cao 409 ft (125 mét) so với mực nước biển.[55] Điểm thấp nhất là mặt biển tại sông Potomac. Trung tâm địa lý của Washington nằm gần ngã tư Đường số 4 và Đường L Tây-Bắc (tên đường phố ở Hoa Kỳ thường gồm có tên khu định hướng như Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc).[56]

Khoảng 19,4% diện tích Washington, D.C. được dành cho công viên, đồng hạng với New York về tỉ lệ đất công viên cao nhất trong số các thành phố Hoa Kỳ có mật độ dân cư cao.[57] Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ quản lý phần lớn những môi trường sống thiên nhiên tại Washington, D.C., gồm có Công viên Rock Creek, Công viên Lịch sử Quốc gia Kênh Chesapeake và Ohio, Khu dạo chơi Quốc gia, Đảo Theodore Roosevelt, và Công viên Anacostia.[58] Khu vực môi trường sống thiên nhiên nổi bật duy nhất không do Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ quản lý là Vườn Thực vật Quốc gia Hoa Kỳ (United States National Arboretum), do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ điều hành.[59] Thác Lớn của sông Potomac nằm trên phía thượng nguồn (tức phía tây bắc) Washington. Trong thế kỷ XIX, Kênh Chesapeake và Ohio bắt đầu từ Georgetown được dùng để cho phép các xà lan đi qua con thác.[60]

Khí hậu

Tuyết rơi thường xuyên ở Washington, D.C. vào mùa đông và cứ khoảng bốn đến sáu năm sẽ có một trận bão tuyết

Washington có khí hậu ôn đới hải dương, ẩm ướt (Phân loại khí hậu Köppen: Cfa), đây là khí hậu đặc trưng của khu vực các tiểu bang giữa duyên hải Đại Tây Dương (Mid-Atlantic states), có bốn mùa rõ rệt.[61] Đặc khu nằm trong vùng chịu đựng nhiệt độ (Hardiness zone) cấp 8a gần trung tâm thành phố, và vùng chịu đựng nhiệt độ cấp 7b ở những nơi khác trong thành phố. Điều này chứng tỏ Washington, D.C. có một khí hậu ôn hòa.[62] Mùa xuân và mùa thu khí hậu dịu, ít ẩm ướt trong khi mùa đông mang đến nhiệt độ khá lạnh và lượng tuyết rơi trung bình hàng năm là 16,6 inch (420 mm).[63] Nhiệt độ thấp trung bình vào mùa đông là quanh 30 °F (-1 °C) từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 2. Những cơn bão tuyết gây ảnh hưởng cho Washington trung bình xảy ra cứ mỗi bốn đến sáu năm một lần. Những cơn bão mạnh nhất được gọi là "nor'easter" (bão đông bắc) thường có đặc điểm là gió mạnh, mưa nhiều và đôi khi có tuyết. Những cơn bão này thường ảnh hưởng đến phần lớn vùng ven biển Đông Hoa Kỳ.[63]

Mùa hè có chiều hướng nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình hàng ngày trong tháng 7 và tháng 8 vào khoảng 80-89 °F (khoảng 26,7-31,7 °C).[64] Sự kết hợp giữa nóng và ẩm trong mùa hè mang đến những cơn bão kèm sấm chớp rất thường xuyên. Một số cơn bão lớn đôi khi tạo ra lốc xoáy trong khu vực. Trong khi đó các cơn bão nhiệt đới (hurricane), hay tàn dư của nó, đôi khi hoành hành trong khu vực vào cuối hè và đầu thu. Thường thì chúng bị yếu dần khi đến Washington, một phần vì vị trí của thành phố nằm bên trong đất liền. Tuy nhiên lụt lội trên sông Potomac do sự kết hợp của thủy triều cao, sóng biển dâng lên cao lúc có bão được biết đến là đã nhiều lần gây thiệt hại tài sản nặng nề tại Georgetown.[65]

Nhiệt độ cao nhất kỷ lục tại Washington, D.C. là 106 °F (41 °C) được ghi nhận vào ngày 20 tháng 7 năm 1930 và ngày 6 tháng 8 năm 1918, trong khi nhiệt độ thấp nhất kỷ lục là −15 °F (−26.1 °C) được ghi nhận vào trong trận bão tuyết ngày 11 tháng 2 năm 1899. Trung bình, mỗi năm thành phố có 36,7 ngày nóng trên 90 °F (32 °C), và 64,4 đêm dưới độ đóng băng.[63][64]

Cảnh quan thành phố

Bảng quy hoạch Washington, D.C. của Pierre Charles L’Enfant, được Andrew Ellicott chỉnh sửa lại (1792)

Washington, D.C. là một thành phố được quy hoạch ngay từ khi khởi thủy. Thiết kế cho thành phố phần lớn là công trình của Pierre Charles L’Enfant, một kỹ sư, kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị người Pháp. Pierre Charles L’Enfant đến Vùng các thuộc địa Mỹ trong vai trò của một kỹ sư công binh cùng với Hầu tước Lafayette vào thời Cách mạng Hoa Kỳ. Năm 1791, Tổng thống Washington giao L'Enfant nhiệm vụ thiết kế thành phố thủ đô mới. Bản quy hoạch của L'Enfant dựa trên mẫu kiểu Baroque, theo đó các đường phố rộng hội tụ tại các điểm hình chữ nhật và hình tròn, tạo nên cảnh quan với nhiều khoảng không gian trống.[40] Vào tháng 3 năm 1792, Tổng thống Washington bãi nhiệm L'Enfant vì ông nhất định theo dõi sát việc điều hành quy hoạch thành phố, gây ra xung đột với ba ủy viên do Washington bổ nhiệm giám sát xây dựng thủ đô. Andrew Ellicott, người từng làm việc với L'Enfant thị sát thành phố, được giao nhiệm vụ để hoàn thành các dự án sau đó. Tuy Ellicott có chỉnh sửa các bản quy hoạch gốc, trong đó bao gồm việc sửa đổi một số hình thể đường phố, nhưng L'Enfant vẫn được ghi nhận là người đã thiết kế tổng thể thành phố Washington, D. C.[69] Ngày nay, thành phố Washington được giới hạn bởi Đường Florida ở phía bắc, lạch Rock ở phía tây, và sông Anacostia ở phía đông.[40]

Sang đầu thế kỷ XX, viễn cảnh của L'Enfant về một thủ đô có những công viên mở và đài tưởng niệm quốc gia lớn đã bị những căn nhà ổ chuột và các tòa nhà mọc ngang nhiên làm hoen ố, trong đó có trạm xe lửa trên National Mall (Khu dạo chơi Quốc gia).[40] Năm 1900, quốc hội thành lập một ủy ban hỗn hợp dưới sự lãnh đạo của thượng nghị sĩ James McMillan, có trách nhiệm làm đẹp phần trung tâm nghi lễ của thành phố Washington. Dự án mang tên McMillan được hoàn thành vào năm 1901. Dự án đã tái phối trí quang cảnh khu vực đồi Capitol và Nation Mall, xây dựng các tòa nhà liên bang và đài tưởng niệm, san bằng các nhà ổ chuột, cũng như thiết lập một hệ thống công viên thành phố mới. Các kiến trúc sư do ủy ban tuyển mộ đã giữ mô hình gốc của thành phố và công việc của họ được xem như sự hoàn thành chính của bản đồ án mà L'Enfant dự định.[40]

Washington, D.C. được chia thành bốn khu định hướng (ở Hoa Kỳ thành phố thường được chia ra bốn khu định hướng: Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, và Đông Bắc.

Sau khi Tòa nhà Chung cư Cairo 12 tầng được xây dựng vào năm 1899, quốc hội thông qua Đạo luật về chiều cao của nhà cao tầng vào năm 1910 (Heights of Buildings Act of 1910) trong đó tuyên bố không có tòa nhà nào được phép xây cao hơn Tòa Quốc hội Hoa Kỳ. Đạo luật này được sửa đổi lại vào năm 1910 nhằm hạn chế chiều cao của nhà cao tầng bằng với độ rộng của đường phố gần bên cạnh cộng thêm 20 ft (6,1 mét).[70] Ngày nay, đường chân trời của thành phố vẫn thấp và trải dài, giữ đúng ước nguyện của Thomas Jefferson: muốn biến Washington thành một "Paris của nước Mỹ" với các tòa nhà "thấp và tiện lợi" bên trên những đường phố "sáng sủa và thoáng khí".[70] Kết quả là Tượng đài Washington vẫn là tòa kiến trúc cao nhất đặc khu.[71] Tuy nhiên, việc hạn chế chiều cao các tòa nhà của Washington, D.C. đã bị chỉ trích như một lý do chính khiến thành phố có ít nhà ở giá phải chăng, kèm theo các vấn đề về giao thông vì đô thị phải mở rộng ra xa.[70] Để tránh hạn chế về chiều cao của đặc khu, các tòa nhà cao tầng gần trung tâm thành phố thường được xây cất bên kia sông Potomac tại Rosslyn, Virginia, không thuộc Washington D.C..[72]

Thành phố Washington được chia thành bốn khu định hướng không đồng đều: Tây Bắc (NW); Đông Bắc (NE); Đông Nam (SE); và Tây Nam (SW). Các trục chia cắt khu định hướng tỏa ra từ Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ.[73] Tất cả tên các đường phố đều gồm có tên viết tắt khu định hướng để chỉ vị trí của nó trong thành phố. Trong phần lớn thành phố, các đường phố được ấn định theo định dạng đường kẻ ô với đường phố nằm theo trục đông-tây sẽ mang tên bằng mẫu tự (thí dụ như C Street SW có nghĩa là Đường C, khu tây nam) và đường phố năm theo trục bắc-nam sẽ mang tên bằng số (thí dụ 4th Street NW có nghĩa là Đường số 4, khu tây bắc).[73] Các con đường tỏa ra từ các vòng quanh lưu thông từ ban đầu đã được đặt tên của các tiểu bang; tất cả 50 tiểu bang cũng như Puerto Rico và cả đặc khu đều được dùng làm tên đường trong thành phố. Một số đường phố của Washington đáng được chú ý đặc biệt như Đại lộ Pennsylvania nối Nhà Trắng với Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, và Đường K có nhiều văn phòng của nhiều nhóm vận động hành lang.[74] Washington tiếp nhận 173 đại sứ quán ngoại quốc, 57 trong số đó nằm trên một đoạn của Đại lộ Massachusetts, có tên không chính thức là "Embassy Row" hay dãy phố đại sứ quán.[75]

Kiến trúc

Tòa Bạch Ốc đứng thứ hai trên danh sách công trình kiến trúc yêu thích của Viện Kiến trúc sư Mỹ năm 2007.

Thành phố Washington có một kiến trúc rất đa dạng. Sáu trong số mười tòa nhà xếp hạng đầu trong danh sách kiến trúc yêu thích nhất năm 2007 của Viện Kiến trúc sư Mỹ nằm trong Đặc khu Columbia,[76] trong đó có: Tòa Bạch Ốc; Thánh đường Quốc gia Washington; Nhà tưởng niệm Thomas Jefferson; Tòa Quốc hội Hoa Kỳ; Nhà tưởng niệm Lincoln; và Đài tưởng niệm Cựu chiến binh tại Việt Nam. Các hình thái kiến trúc tân cổ điển, george, gothic, và hiện đại, tất cả được phản ánh trong sáu công trình kiến trúc đó và trong nhiều công trình kiến trúc nổi bật khác tại Washington. Những hình thái kiến trúc ngoại lệ nổi bật gồm có các tòa nhà được xây theo kiểu Đệ Nhị đế chế Pháp như Tòa Cựu văn phòng Hành chánh (Old Executive Office Building) và Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ.[77]

Bên ngoài trung tâm Washington, các kiểu kiến trúc thậm chí càng đa dạng hơn. Những tòa nhà lịch sử được thiết kế chính yếu theo kiểu kiến trúc Nữ hoàng Anne, Châteauesque, Richardsonian Romanesque, phục hưng George, Beaux-Arts, và đa dạng các kiểu Victoria. Loại nhà phố liền căn đặc biệt nổi bật trong những khu phát triển sau nội chiến và điển hình theo những kiểu thiết kế chủ nghĩa liên bang và cuối thời Victoria.[78]Georgetown được thành lập trước thành phố Washington, khu dân cư này có đặc điểm kiến trúc xưa cổ nhất trong đặc khu. Tòa nhà Old Stone của Georgetown được xây dựng năm 1765 là tòa nhà còn tồn tại lâu đời nhất trong thành phố.[79] Tuy nhiên phần lớn nhà cửa hiện tại trong khu dân cư được xây vào thập niên 1870 và phản ánh kiểu thiết kế cuối thời Victoria. Đại học Georgetown được xây dựng vào năm 1789 khá khác biệt so với khu dân cư này và mang đặc điểm tổng hợp giữa hai nền kiến trúc Romankiến trúc Gothic Phục hưng.[77] Tòa nhà Ronald Reagan là tòa nhà lớn nhất trong đặc khu với tổng diện tích khoảng 3,1 triệu ft² (288.000 m²).[80]

Nhân khẩu

Lịch sử dân số [d]
Năm Dân số Thay đổi
1800 8,144 -
1810 15,471 90.0%
1820 23,336 50.8%
1830 30,261 29.7%
1840 33,745 11.5%
1850 51,687 53.2%
1860 75,080 45.3%
1870 131,700 75.4%
1880 177,624 34.9%
1890 230,392 29.7%
1900 278,718 21.0%
1910 331,069 18.8%
1920 437,571 32.2%
1930 486,869 11.3%
1940 663,091 36.2%
1950 802,178 21.0%
1960 763,956 -4.8%
1970 756,510 -1.0%
1980 638,333 -15.6%
1990 606,900 -4.9%
2000 572,059 -5.7%
2008 591,833[81] 3.5%

Năm 2018, Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ ước tính dân số của đặc khu là 702.455 người,[82] tiếp tục chiều hướng gia tăng dân số trong thành phố kể từ cuộc điều tra dân số năm 2000, thời điểm dân số thành phố đạt 604.453 người.[83] Tuy nhiên trong suốt tuần làm việc, số người ra vào thành phố từ các khu ngoại ô lân cận đã làm cho dân số của đặc khu tăng cao, ước tính khoảng 79,2% trong năm 2010, khiến số người tại thành phố vào ban ngày lên đến trên 1,1 triệu.[84] Vùng đô thị Washington bao gồm các quận xung quanh nằm trong hai tiểu bang Maryland và Virginia là vùng đô thị lớn thứ sáu tại Hoa Kỳ với hơn 6,1 triệu người. Khi kết hợp với Baltimore cùng các khu ngoại ô của nó, Vùng đô thị Baltimore-Washington có dân số vượt hơn 9,6 triệu người, lớn thứ tư tại Hoa Kỳ.[85]

Năm 2017, thành phần dân số của thành phố gồm có 47.1% người Mỹ da đen, 45.1% người Mỹ da trắng, 4.3% người Mỹ da vàng, 0.6% người Mỹ da đỏ (gồm có người bản thổ Mỹ, người bản thổ Alaska, người bản thổ Hawaii, và người Mỹ gốc đảo Thái Bình Dương), 11% người nói tiếng Tây Ban Nha (tất cả chủng tộc) và 2,7% hợp chủng (hai hoặc ba chủng tộc). Cũng có khoảng ước tính 74.000 di dân ngoại quốc sống tại Washington, D.C. trong năm 2007.[86] Nguồn gốc di cư chính là từ El Salvador, Việt Nam, và Ethiopia. Trong đó những di dân từ Salvador sống tập trung tại khu dân cư Mount Pleasant.[87]

Cổng hữu nghị ở trung tâm Phố Tàu.

Duy nhất trong các thành phố có tỉ lệ cao người Mỹ gốc Phi, Washington có tỷ lệ dân số người da đen cao ngay từ khi thành lập thành phố. Đây là kết quả của việc giải phóng nô lệ tại nửa phía bắc miền Nam Hoa Kỳ (gọi là Upland South) sau Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Dân số da đen tự do trong vùng vọt lên từ con số ước tính 1% trước chiến tranh đến 10% vào năm 1810.[88] Trong đặc khu, cư dân da đen chiếm khoảng 30% dân số giữa năm 1800 và 1940.[89] Dân số người da đen của Washington còn đạt tới 70% dân số thành phố vào năm 1970. Tuy nhiên kể từ đó dân số người Mỹ gốc Phi của Washington, D.C. dần hạ xuống vì có nhiều người rời thành phố để đến các khu ngoại ô lân cận.[90] Một số cư dân cao tuổi hơn đã trở về miền Nam vì có sự liên hệ gia đình và chi phí nhà cửa thấp hơn.[91] Cũng khoảng thời gian đó, dân số người da trắng của thành phố dần tăng lên, một phần vì sự ảnh hưởng của việc dời cư của người da màu tại những khu dân cư truyền thống của người da đen tại Washington.[90] Đây là bằng chứng của sự sụt giảm 7,3% dân số người da đen, và sự gia tăng 17,8% dân số người da trắng kể từ năm 2000.[83] Tuy nhiên, một số người Mỹ gốc Phi, đặc biệt là những sinh viên đại học vừa tốt nghiệp và những người trong giới chuyên gia trẻ, đang di chuyển đến thành phố từ các tiểu bang miền bắc và trung tây. Chiều hướng này được mệnh danh là "New Great Migration" (có nghĩa là cuộc đại di cư mới). Washington, D.C. là một điểm đến hàng đầu cho những người da đen như thế vì có nhiều cơ hội việc làm ngày gia tăng.[91]

Điều tra dân số năm 2000 cho thấy con số ước tính 33.000 người lớn trong Đặc khu Columbia nhận mình là đồng tính hoặc song tính, chiếm khoảng 8,1% dân số trưởng thành của thành phố.[92]. Một thống kê cho biết có 4.822 cặp đồng giới ở Đặc khu Columbia vào năm 2010 [93]. Một đạo luật cho phép kết hôn đồng giới đã được thông qua vào năm 2009 [94].

Năm 2017, thu nhập trung bình hộ gia đình trung bình ở Washington DC là 77.649 USD;[95] cũng trong năm 2017, cư dân WWashington DC có thu nhập cá nhân trên đầu người là 50.832 USD (cao nhất trong số 50 tiểu bang) [95][96]. Tuy nhiên, 19% cư dân Washington sống dưới mức nghèo trong năm 2005, cao hơn bất kỳ tiểu bang nào ngoại trừ Mississippi. Năm 2019, tỷ lệ nghèo đạt mức 14,7% dân số [97][a][99].

Về tôn giáo, theo thống kê năm 2010 thì 17% dân số theo Đạo Baptist, 13% theo Công giáo La Mã, 6% theo Tin lành Phúc âm, 3% theo Do Thái giáo, 2% theo Chính thống giáo, 1% theo Hồi giáo, 1% theo Phật giáo, 1% theo Ấn Độ giáo [100].

Một báo cáo năm 2007 cho thấy khoảng một phần ba cư dân của thành phố Washington bị mù chữ chức năng, so với tỉ lệ quốc gia là khoảng một phần năm. Điều này một phần là do các di dân không rành tiếng Anh.[101] Một cuộc nghiên cứu năm 2005 cho thấy rằng 85,16% cư dân Washington, D.C. trên năm tuổi chỉ nói tiếng Anh ở nhà và 8,78% nói tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Pháp là ngôn ngữ nói xếp thứ ba với 1,35%.[102] Ngược lại tỉ lệ mù chữ cao, gần 46% cư dân Đặc khu Columbia có ít nhất một bằng cấp đại học bốn năm.[103]

Tội phạm

Trong khoảng thời gian của làn sóng tội phạm bạo lực đầu thập niên 1990, Washington, D.C. được biết đến như là thủ đô của các vụ giết người ở Hoa Kỳ và thường được xếp ngang tầm với New Orleans về số lượng các vụ sát nhân.[104] Con số các vụ giết người lên đỉnh điểm vào năm 1991 với 482 vụ, nhưng mức độ bạo lực giảm đáng kể trong suốt thập niên 1990. Năm 2006, con số các vụ giết người hàng năm tại thành phố giảm xuống còn 169 vụ.[105] Tổng cộng, tội phạm bạo lực giảm gần 47% kể từ 1995 đến 2007. Tội phạm xâm phạm bất động sản gồm có trộm cắp, cướp bóc giảm chừng 48% trong cùng giai đoạn này.[106][107]

Cũng giống như đa số các thành phố lớn khác, các vụ phạm tội xảy ra nhiều nhất tại các khu vực có liên quan đến băng đảng và buôn bán ma túy. Các khu dân cư giàu có hơn của Tây Bắc Washington có mức độ tội phạm thấp nhưng phạm vi ảnh hưởng của tội phạm càng gia tăng khi đi xa về phía đông. Từng bị tội phạm hoành hành, hiện nay các khu dân cư của Đặc khu Columbia như Columbia HeightsLogan Circle đang dần trở nên các khu vực an toàn và nhộn nhịp vì ảnh hưởng của việc tái phân bố dân cư. Kết quả là tội phạm trong đặc khu đang có chiều hướng đi xa về phía đông và về phía bên kia ranh giới vào trong Quận Prince George của Maryland.[108]

Ngày 26 tháng 6 năm 2008, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết vụ Đặc khu Columbia đối đầu với Heller rằng luật cấm súng ngắn năm 1976 của thành phố đã vi phạm tu chính án 2 quyền sở hữu súng.[109] Tuy nhiên, phán quyết này không cấm tất cả các hình thức kiểm soát súng; những luật bắt buộc đăng ký súng vẫn có hiệu lực cũng như luật cấm vũ khí loại tấn công của thành phố.[110]

Vào năm 2012, số vụ giết người ở Washington đã giảm xuống còn 88, mức thấp nhất kể từ năm 1961 [111].

Trong năm 2016, cảnh sát thành phố ghi nhận 135 vụ giết người, tăng 53% so với năm 2012 nhưng giảm 17% so với năm 2015 [112].

Kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang đóng vai trò là ngân hàng quốc gia của Hoa Kỳ

Washington có một nền kinh tế phát triển đa dạng với khuynh hướng thiên về dịch vụ thương mại và nghiệp vụ.[113] Tổng sản phẩm nội địa của đặc khu năm 2018 là 141 tỷ đô la [114]. Năm 2008, chính phủ liên bang là nguồn cung cấp khoảng 27% việc làm tại Washington, D.C.[115] Người ta cho rằng Washington không bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế quốc gia vì chính phủ liên bang vẫn tiếp tục các hoạt động thậm chí trong suốt những thời khủng hoảng.[116] Tuy nhiên vào tháng 1 năm 2017, những nhân công liên bang tại vùng Washington chỉ chiếm 25% tổng số lực lượng lao động của chính phủ liên bang [115][117]. Nhiều tổ chức như các hãng luật, những cơ sở làm việc theo hợp đồng độc lập (tính cả quốc phòng và dân sự), các tổ chức bất vụ lợi, các nhóm vận động hành lang, liên đoàn lao động, các nhóm trao đổi công nghiệp, và các hội đoàn nghiệp vụ có tổng hành dinh của họ bên trong hoặc gần Đặc khu Columbia để gần bên chính phủ liên bang.[74] Cho đến năm 2011, Vùng đô thị Washington có một tỉ lệ thất nghiệp 6,2%, là một tỉ lệ thấp thứ hai trong số 49 vùng đô thị lớn nhất tại Hoa Kỳ. Tỉ lệ này cũng thấp hơn tỉ lệ thất nghiệp trung bình của quốc gia trong cùng kỳ thời điểm là 6,5%.[118] Riêng Đặc khu Columbia có tỉ lệ thất nghiệp 9,8% trong cùng khoảng thời gian.[119]

Đại học George Washington là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất tại đặc khu

Washington cũng có những ngành công nghiệp phát triển không liên quan trực tiếp đến chính phủ, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, tài chính, chính sách công cộng, và nghiên cứu khoa học. Đại học George Washington, Đại học Georgetown, Trung tâm Bệnh viện Washington, Đại học Howard, và ngân hàng cho vay Fannie Mae là những nơi thuê mướn nhân công trong thành phố, không có liên hệ đến chính phủ.[120] Có năm công ty nằm trong nhóm Fortune 1000 đóng tại Washington, và hai trong số này thuộc Fortune 500.[121]

Washington D.C. đã trở thành một trong những nơi hàng đầu về lĩnh vực đầu tư bất động sản trên thế giới, xếp sau Luân Đôn, New York, và Paris.[122] Năm 2006, tờ Expansion Magazine xếp Đặc khu Columbia trong số 10 khu vực hàng đầu ở Hoa Kỳ hấp dẫn mở rộng thương nghiệp.[123] Washington có trung tâm thành phố lớn thứ ba tại Hoa Kỳ tính theo sức chứa văn phòng thương mại, đứng ngay sau New York và Chicago.[124] Mặc dù khủng hoảng kinh tế quốc gia và giá nhà hạ giảm nhưng Washington được xếp thứ hai trên danh sách những thị trường nhà ở tốt nhất tại Hoa Kỳ của Forbes.[125]

Du lịch cũng là một ngành kinh tế mũi nhọn của Washington. Khoảng 18,9 triệu du khách đã đóng góp ước tính 4,8 tỷ USD cho nền kinh tế của thành phố vào năm 2012 [126]. Đặc khu cũng là nơi tọa lạc của 200 đại sứ quán nước ngoài và cũng là nơi đặt trụ sở của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Những nỗ lực di dời dân cư đang được tiến hành tại Washington D.C., đáng nói là tại các khu dân cư Logan Circle, Shaw, Columbia Heights, hành lang Đường U, và Đường 14.[127] Quá trình này đã diễn ra tại một số khu dân cư nhờ vào việc xây dựng tuyến đường xanh (green line) thuộc hệ thống xe điện ngầm "Metrorail" của Washington, nối liền các khu dân cư này với các khu vực của trung tâm thành phố vào cuối thập niên 1990.[128] Tháng 3 năm 2008, một trung tâm bán hàng mới được mở cửa tại Columbia Heights, trở thành trung tâm bán lẻ lớn đầu tiên tại đặc khu trong vòng 40 năm.[129] Như tại nhiều thành phố, sự di dời dân cư đang làm sống lại nền kinh tế của Washington, nhưng những lợi ích của nó không được phân bố đều trong thành phố và không trực tiếp giúp ích cho người nghèo.[127].Từ năm 2009 đến năm 2016, GDP bình quân đầu người ở Washington đã liên tục được xếp hạng cao nhất trong số các tiểu bang của Hoa Kỳ. Năm 2016, ở mức 160.472 USD, GDP bình quân đầu người của đặc khu cao gần gấp ba lần so với tiểu bang đứng thứ hai là Massachusetts [130].

Văn hóa

Những địa điểm lịch sử và viện bảo tàng

Viện bảo tàng Quốc gia Thổ dân châu Mỹ mở cửa năm 2004.

Trong trung tâm thành phố, khu công viên National Mall, có nghĩa Khu dạo chơi Quốc gia, mở rộng với Tượng đài Washington giữa. Cũng nằm trong khu vực này còn có Nhà tưởng niệm Lincoln, Đài tưởng niệm Quốc gia Chiến tranh thế giới thứ hai nằm ở cuối phía đông Hồ phản chiếu Tưởng niệm Lincoln, Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Chiến tranh Triều Tiên, Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam, và Đài tưởng niệm Albert Einstein.[131] Cơ quan Quản lý Văn khố Quốc gia (National Archives and Records Administration) cất giữ hàng ngàn tài liệu quan trọng đối với lịch sử Mỹ trong đó có bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, Hiến pháp Hoa KỳĐạo luật nhân quyền Hoa Kỳ.[132] Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ là tổ hợp thư viện lớn nhất thế giới với bộ sưu tập hơn 147 triệu cuốn sách, bản thảo cùng với vô số tài liệu khác.

Nằm ngay phía nam khu dạo chơi National Mall là Tidal Basin, một vịnh nước nhỏ, một phần do nhân tạo, có trồng những hàng cây hoa anh đào do Nhật Bản tặng cho thành phố. Khu tưởng niệm Franklin Delano Roosevelt, Khu tưởng niệm Martin Luther King, Nhà tưởng niệm Jefferson, và Đài tưởng niệm Chiến tranh Đặc khu Columbia nằm gần Tidal Basin.[133]

Viện Smithsonian là một cơ sở giáo dục được Quốc hội Hoa Kỳ ban hành hiến chương vào năm 1846 để trông coi, bảo quản phần lớn các phòng triển lãm nghệ thuật và viện bảo tàng chính thức của quốc gia tại Washington D.C. Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ một phần cho viện, vì thế các hiện vật trưng bày của viện được mở cửa cho công chúng xem miễn phí.[134] Bảo tàng có nhiều người thăm viếng nhất trong số các bảo tàng của Viện Smithsonian trong năm 2007 là Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Tự nhiên nằm trên Khu dạo chơi Quốc gia National Mall.[135] Các viện bảo tàng và triển lãm khác của Smithsonian nằm trên khu dạo chơi National Mall là: Bảo tàng Quốc gia Không gian và Hàng không; Bảo tàng Quốc gia Nghệ thuật Phi châu; Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Mỹ; Bảo tàng Quốc gia Người bản thổ Mỹ; Phòng triển lãm Arthur M. SacklerPhòng triển lãm Nghệ thuật Freer. Cả hai phòng triển lãm này tập trung về văn hóa và nghệ thuật châu Á; Bảo tàng Hirshhorn và Vườn Điêu khắc; Tòa nhà Công nghiệp và Nghệ thuật; Trung tâm S. Dillon Ripley; và Tòa nhà Viện Smithsonian, cũng còn được biết tên là "The Castle", phục vụ với vai trò như tổng hành dinh của viện.[136]

Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Smithsonian (trước đây tên là Bảo tàng Quốc gia Nghệ thuật Mỹ) và Phòng triển lãm Hội họa Quốc gia nằm trong cùng tòa nhà, đó là Trung tâm Donald W. Reynolds, gần phố Tàu của Washington.[137] Trung tâm Reynolds cũng còn được biết đến là "Old Patent Office Building".[138] Phòng triển lãm Renwick chính thức là một phần của Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Smithsonian nhưng nằm trong một tòa nhà khác gần Tòa Bạch Ốc. Các viện bảo tàng và phòng triển lãm của Viện Smithsonian còn có: Bảo tàng Anacostia nằm ở đông nam Washington, Bảo tàng Bưu điện Quốc gia gần Trạm Union, và Công viên Vườn thú Quốc gia Smithsonian trong Công viên Woodley.

Cánh phía đông của Phòng triển lãm Nghệ thuật Quốc gia là nơi trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại.

Phòng triển lãm Nghệ thuật Quốc gia nằm trên Khu vui chơi Quốc gia gần Tòa Quốc hội Hoa Kỳ nhưng không phải là một phần của Viện Smithsonian. Thay vào đó nó do chính phủ Hoa Kỳ làm chủ hoàn toàn; do đó phòng triển lãm này cũng cho vào cửa tự do. Cánh tây của phòng triển lãm có chứa bộ sưu tập quốc về nghệ thuật châu Âu và Mỹ xuyên suốt thế kỷ XIX.[139] Cánh đông của phòng, do kiến trúc sư I. M. Pei thiết kế, có các tác phẩm nghệ thuật hiện đại.[140] Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Smithsonian và Phòng triển lãm Hội họa Quốc gia thường bị lầm lẫn với Phòng triển lãm nghệ thuật Quốc gia trong khi chúng thực sự hoàn toàn là những cơ sở riêng biệt. Bảo tàng Xây dựng Quốc gia nằm gần Quảng trường Công Lý (Judiciary Square) được Quốc hội Hoa Kỳ bảo trợ, có triển lãm các hiện vật tạm thời và các hiện vật được luân chuyển.

Có nhiều bảo tàng nghệ thuật tư nhân trong Đặc khu Columbia trình bày các hiện vật và bộ sưu tập lớn, mở cửa cho công chúng như: Bảo tàng Quốc gia Phụ nữ trong Nghệ thuật, Phòng triển lãm Nghệ thuật Corcoran là bảo tàng tư nhân lớn nhất tại Washington và Bảo tàng Sưu tập Phillips (The Phillips Collection) ở Dupont Circle là bảo tàng nghệ thuật hiện đại đầu tiên tại Hoa Kỳ.[141] Những bảo tàng tư nhân khác tại Washington còn có Newseum, Bảo tàng Điệp vụ Quốc tế, bảo tàng Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ, và Bảo tàng Khoa học Marian Koshland. Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust Hoa Kỳ (United States Holocaust Memorial Museum) nằm gần Khu dạo chơi Quốc gia lưu giữ các hiện vật, tài liệu và các di vật có liên quan đến Holocaust.[142]

Âm nhạc và nghệ thuật trình diễn

Trung tâm Nghệ thuật Trình diễn John F. Kennedy nằm dọc bờ sông Potomac.

Washington, D.C. là một trung tâm nghệ thuật quốc gia. Trung tâm Nghệ thuật Trình diễn John F. Kennedy là nơi biểu diễn của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia, Nhạc kịch Quốc gia WashingtonĐoàn múa Ba lê Washington. Giải thưởng vinh dự Trung tâm Kennedy (Kennedy Center Honors) được trao tặng mỗi năm cho những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn mà đã góp phần to lớn đến đời sống nghệ thuật của Hoa Kỳ.[143] Tổng thốngĐệ Nhất Phu nhân thường khi tham dự buổi lễ vinh danh này vì Đệ Nhất Phu nhân là chủ tịch danh dự của Ban ủy thác Trung tâm Kennedy.[144] Washington cũng có một truyền thống kịch nghệ độc lập địa phương. Các đoàn kịch như Arena Stage, Đoàn kịch Shakespeare và "Studio Theatre" trình diễn các tác phẩm cổ điển và kịch mới Mỹ.

Hành lang Đường U trong vùng tây-bắc Đặc khu Columbia thường được biết đến như "Washington's Black Broadway" (có nghĩa là sân khấu Broadway da đen của Washington) là nơi tập trung các khu trình diễn nghệ thuật như Bohemian CavernsNhà hát Lincoln với các tài năng âm nhạc như Duke Ellington (s. trưởng tại Washington D.C.), John Coltrane, và Miles Davis.[145] Những nơi trình diễn nhạc jazz khác có biểu diễn nhạc blues hiện đại như Madam's Organ Blues Bar tại Adams MorganBlues Alley tại Georgetown. Đặc khu Columbia có thể loại nhạc bản xứ của mình có tên là go-go. Người biểu diễn thành công nhất là trưởng nhóm ban nhạc D.C. là Chuck Brown. Ông đã mang nhạc go-go đến sát bờ công nhận quốc gia với album năm 1979 của ông mang tên Bustin' Loose.[146]

Washington cũng là một trung tâm quan trọng cho văn hóa và âm nhạc indie tại Hoa Kỳ. Hãng thu âm đĩa hát Dischord Records, do Ian MacKaye thành lập, là một trong những hãng thu âm đĩa hát độc lập quan trọng nhất đối với thể loại nhạc punk thập niên 1980 và dần dần là thể loại nhạc indie rock trong thập niên 1990.[147] Lịch sử thu âm thể loại nhạc indie của Washington có thể kể tới các hãng TeenBeat Records, Dischord Records, Simple Machines, và ESL Music trong số nhiều hãng thu âm khác. Các tụ điểm âm nhạc indie và rock hiện đại như The Black Cat và 9:30 Club gần Đường U mang những hoạt động thân thiết đến với công chúng.[148]

Truyền thông

Dãy phố báo chí của Washington trên đại lộ Pennsylvania năm 1874

Washington, D.C. là một trung tâm nổi bật đối với truyền thông quốc gia và quốc tế. Nhật báo The Washington Post, thành lập năm 1877, là nhật báo địa phương có nhiều độc giả nhất và lâu đời nhất tại Washington.[149][150] Có lẽ tờ báo này được biết tới nhiều nhất nhờ đăng tải các đề tài nói về chính trị quốc tế và quốc gia cũng như từng phơi bày vụ bê bối chính trị Watergate.[151] The Post, tên thường gọi của The Washington Post, tiếp tục chỉ phát hành ba phiên bản chính, mỗi phiên bản cho một khu vực là Đặc khu Columbia, MarylandVirginia. Mặc dù không có phiên bản mở rộng ra ngoài, tờ báo này đứng hạng sáu về số lượng phát hành của tất các nhật báo tại Hoa Kỳ tính đến năm 2011.[152] USA Today, nhật báo lớn nhất quốc gia tính theo số lượng phát hành có tổng hành dinh đặt gần McLean, Virginia.[153]

Từ năm 2003 đến năm 2019, Công ty Washington Post phát hành nhật báo miễn phí dành cho người di chuyển ra vào thành phố hàng ngày mang tên là Express. Tờ báo này tóm tắt các sự kiện, thể thao và giải trí cũng như tờ báo tiếng Tây Ban Nha El Tiempo Latino. Một nhật báo địa phương khác là tờ The Washington Times, và tờ tuần báo Washington City Paper cũng có số độc giả đáng kể trong vùng Washington.[154][155] Một số tờ báo chuyên đề và cộng đồng tập trung vào các vấn đề văn hóa và khu dân cư gồm có: tuần báo Washington BladeMetro Weekly tập trung về các vấn đề đồng tính, dị tính; tờ Washington InformerThe Washington Afro American điểm qua các đề tài đáng quan tâm của cộng đồng người da đen; và các tờ báo khu dân cư được phát hành bởi The Current Newspapers. Các tờ báo The HillRoll Call đặc biệt tập trung vào các vấn đề có liên quan đến quốc hội và chính phủ liên bang.

Vùng đô thị Washington là thị trường truyền thông truyền hình lớn thứ 9 tại Hoa Kỳ với con số 2.308.290 hộ, chiếm 2,05% dân số Hoa Kỳ.[156] Một số công ty truyền thông và kênh truyền hình cáp có tổng hành dinh trong khu vực, có thể kể đến C-SPAN; Black Entertainment Television; National Geographic Channel; Hệ thống Smithsonian; XM Satellite Radio; National Public Radio; Travel Channel (tại Chevy Chase, Maryland); Discovery Channel (tại Silver Spring, Maryland); và PBS (tại Arlington, Virginia). Tổng hành dinh của Tiếng nói Hoa Kỳ được đặt gần Tòa Quốc hội Hoa Kỳ ở tây nam Washington. Vùng Đặc khu Columbia cũng là nơi đóng bản doanh của Radio One, tập đoàn phát thanh và truyền hình người Mỹ gốc Phi lớn nhất Hoa Kỳ do đại gia truyền thông Cathy Hughes thành lập.[157]

Thể thao

Trung tâm Verizon là sân nhà của đội khúc côn cầu Washington Capitals, đội bóng rổ nam Washington Wizards, đội bóng rổ nữ Washington Mystics, và đội bóng rổ nam Đại học Georgetown.

Washington, D.C. là sân nhà của năm đội nam thể thao nhà nghề. Đội Washington Wizards thuộc Hội Bóng rổ Quốc gia và đội Washington Capitals thuộc Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc gia đều chơi tại Trung tâm Verizon trong khu phố Tàu. Trung tâm có tên Nationals Park, được mở cửa ở đông nam Đặc khu Columbia năm 2008, là sân nhà của đội Washington Nationals thuộc liên đoàn bóng chày tên Major League Baseball. Đội D.C. United thuộc liên đoàn bóng đá có tên Major League Soccer chơi ở Sân vận động Tưởng niệm Robert F. Kennedy. Đội Washington Redskins thuộc Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia (NFL) chơi gần FedExFieldLandover, Maryland.

Vùng Washington cũng là sân nhà của một số đội thể thao nhà nghề của nữ. Đội Washington Mystics thuộc Hội Nữ Bóng rổ Quốc gia chơi ở Trung tâm Verizon. Đội Washington Freedom tái xuất vào mùa xuân năm 2009 thuộc liên đoàn nữ bóng đá nhà nghề.[158]

Washington là một trong chỉ 13 thành phố tại Hoa Kỳ có các đội nhà nghề của bốn môn thể thao chính của nam: bóng bầu dục, bóng rổ, bóng chàykhúc côn cầu trên băng. Khi bóng đá được đưa vào, Washington là một trong tám thành phố có tất cả năm môn thể thao nhà nghề của nam. Các đội thể thao nhà nghề của Đặc khu Columbia đã giành được một con số tổng cộng là 11 giải quán quân: Đội bóng đá D.C. United đoạt được bốn giải (nhiều nhất trong lịch sử giải bóng đá "Major League Soccer" tại Hoa Kỳ);[159] Đội Washington Redskins thắng ba;[160] Đội Washington Bayhawks thắng hai;[161] và đội Washington Wizards và đội Washington Glory mỗi đội thắng một lần duy nhất giải quán quân.[162][163] Trung tâm Quần vợt William H.G. FitzGerald ở Công viên Rock Creek là nơi tổ chức giải Legg Mason Tennis Classic. Giải chạy Marathon của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và giải Marathon Quốc gia được tổ chức hàng năm tại Washington. Khu vực Đặc khu Columbia là nơi có một hệ thống truyền hình thể thao vùng tên là Comcast SportsNet có bản doanh tại Bethesda, Maryland.

Chính quyền

Tòa nhà John A. Wilson là nơi có các văn phòng của thị trưởng và hội đồng Đặc khu Columbia.

Điều I, Đoạn 8 của Hiến pháp Hoa Kỳ đã dành cho Quốc hội quyền lực tối cao trên Washington, D.C. Đặc khu Columbia đã từng không có chính quyền dân cử thành phố cho đến khi Đạo luật Nội trị Đặc khu Columbia được quốc hội phê chuẩn vào năm 1973. Đạo luật này trao một số quyền lực của quốc hội trên Đặc khu Columbia cho một chính quyền địa phương được một thị trưởng dân cử, hiện tại là Adrian Fenty, và Hội đồng Đặc khu Columbia gồm 13 thành viên điều hành. Tuy nhiên, quốc hội vẫn giữ quyền xem xét và bãi bỏ các luật lệ mà hội đồng thành phố lập ra và cũng như có quyền can thiệp vào các vấn đề địa phương.[164] Mỗi trong số tám phân khu của thành phố bầu lên một thành viên hội đồng duy nhất. Năm thành viên hội đồng khác kể cả chủ tịch hội đồng được cả thành phố bầu lên.[165] Có 37 ủy ban tham vấn khu dân cư (Advisory Neighborhood Commission) được các khu dân cư bầu lên. Ủy ban tham vấn khu dân cư theo truyền thống có rất nhiều ảnh hưởng và chính quyền thành phố theo thường lệ nhận những lời khuyến nghị của họ một cách nghiêm túc.[166]

Quốc hội Hoa Kỳ có quyền lực tối cao trên Đặc khu Columbia.

Thị trưởng và hội đồng trông coi ngân sách địa phương nhưng phải được quốc hội chấp thuận. Các thứ thuế địa phương, thuế bán hàng và thuế bất động sản cung ứng khoảng 67% tiền thu nhập để chi cho các dịch vụ và các ban ngành chính quyền thành phố. Giống như 50 tiểu bang, Đặc khu Columbia nhận được sự trợ giúp liên bang cho các chương trình trợ cấp như chăm sóc sức khỏe. Quốc hội cũng chi tiền thích ứng cho chính quyền thành phố để giúp bù lại một số khoản chi phí dành cho an ninh của thành phố; số tiền này tổng cộng lên đến 38 triệu đô la năm 2007, khoảng 0,5% ngân sách của thành phố.[167] Chính phủ liên bang điều hành hệ thống tòa án của đặc khu.[168] Tất cả cơ quan duy trì pháp luật liên bang, rõ ràng nhất là Cảnh sát Công viên Hoa Kỳ, có thẩm quyền tại thành phố và cũng giúp giữ an ninh cho thành phố.[169] Tất cả các tội đại hình địa phương đều do biện lý Hoa Kỳ đặc trách Đặc khu Columbia xét xử.[170] Các biện lý Hoa Kỳ do tổng thống bổ nhiệm và được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tài trợ.[171] Tổng cộng, chính phủ liên bang cung cấp 28% tổng số tiền thu nhập của đặc khu.[172] Tính theo trung bình, quỹ liên bang cung cấp khoảng 30% tiền thu nhập của mỗi tiểu bang trong năm 2007.[173]

Chính quyền thành phố, đặc biệt là dưới thời của thị trưởng Marion Barry, đã bị chỉ trích vì quản lý sai lầm và hoang phí.[174] Barry được bầu làm thị trưởng năm 1978, phục vụ ba nhiệm kỳ bốn năm liên tiếp. Tuy nhiên, sau khi ở tù 6 tháng vì phạm tội có liên quan đến ma túy vào năm 1990, Barry không ra tái tranh cử.[175] Năm 1991, Sharon Pratt Kelly trở thành phụ nữ da đen đầu tiên lãnh đạo một thành phố lớn của Hoa Kỳ.[176] Barry được bầu lại vào năm 1994, và đến năm sau đó thì thành phố gần như khánh kiệt.[175] Thị trưởng Anthony A. Williams thắng cứ năm 1998. Chính quyền của ông chứng kiến một thời kỳ thịnh vượng lớn hơn, thay đổi bộ mặt đô thị, và dư thừa ngân sách.[177] Kể từ khi được bầu làm thị trưởng năm 2006, Adrian Fenty ưu tiên đặt trọng tâm vào việc cải cách giáo dục. Ngay sau khi nhậm chức, ông được hội đồng thành phố tán đồng cho phép trực tiếp điều hành và dẹp bỏ hệ thống trường công không hữu hiệu của thành phố.[178]

Washington, D.C. tôn trọng tất cả các ngày lễ liên bang. Đặc khu cũng tổ chức mừng ngày giải phóng nô lệ 16 tháng 4, là ngày kỷ niệm ký Đạo luật giải phóng và bồi thường nô lệ của tổng thống Abraham Lincoln năm 1862.[34]

Washington, DC có truyền thống ủng hộ Đảng Dân chủ. Các ứng cử viên Đảng Dân chủ đã luôn giành được đa số phiếu bầu tại đây kể từ năm 1964. Kể từ năm 1972, các ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa chưa bao giờ nhận được quá 20% số phiếu bầu của cư dân tại đây.

Hôn nhân đồng giới đã được hợp pháp hóa kể từ năm 2010, và trị liệu chuyển đổi đã bị cấm kể từ năm 2015. Một đạo luật hợp pháp hóa trợ tử đã được ký thông qua bởi thị trưởng Muriel Bowser vào năm 2016 và sẽ có hiệu lực vào năm 2017, biến Washington DC trở thành khu vực tài phán thứ bảy tại Hoa Kỳ hợp pháp hóa việc trợ tử, cùng với Washington, Oregon, California, Colorado, Hawaii, Montana và Vermont.

Thuế và đại biểu liên bang

Một bảng số xe mẫu của Washington, D.C. có hàng chữ "Đóng thuế nhưng không có đại diện"

Công dân của Đặc khu Columbia không có đại diện biểu quyết tại Quốc hội Hoa Kỳ. Họ chỉ có một đại biểu không quyền biểu quyết (non-voting delegate) tại Hạ viện Hoa Kỳ. Đại biểu duy nhất này có thể ngồi họp với các ủy ban trong quốc hội, tham gia tranh luận, và giới thiệu một dự luật nhưng không thể tham gia biểu quyết tại hạ viện. Đặc khu Columbia không có đại diện tại Thượng viện Hoa Kỳ. Không như các vùng quốc hải của Hoa Kỳ như Puerto Rico hay Guam cũng có các đại biểu không quyền biểu quyết, công dân của Đặc khu Columbia phải chịu các thứ thuế liên bang Hoa Kỳ trong khi công dân các vùng quốc hải thì không.[179] Trong năm tài chánh 2007, các doanh nghiệp và cư dân Đặc khu Columbia đã trả 20,4 tỉ thuế liên bang; nhiều tiền thuế thu được hơn từ 19 tiểu bang gộp lại và đứng cao nhất tỉ lệ thu thuế liên bang tính theo đầu người.[180]

Một cuộc thăm dò năm 2005 cho thấy 78% người Mỹ không biết là các cư dân của Đặc khu Columbia có ít quyền đại diện tại Quốc hội Hoa Kỳ hơn cư dân của 50 tiểu bang.[181] Những nỗ lực kêu gọi sự chú ý của mọi người về vấn đề này gồm có những chiến dịch vận động của các tổ chức tự nhóm lại cũng như việc đưa ra một khẩu hiệu không chính thức của thành phố là "Đóng thuế nhưng không có đại diện" (Taxation Without Representation) được in trên các bảng số đăng ký xe.[182] Có bằng chứng cho thấy sự ủng hộ trên phạm vi quốc gia về quyền biểu quyết của Đặc khu Columbia; nhiều cuộc thăm dò khác nhau cho thấy 61 đến 82% người Mỹ tin rằng Đặc khu Columbia nên có đại diện có quyền biểu quyết tại quốc hội.[181][183] Mặc dù có sự ủng hộ của công chúng, nhiều nỗ lực nhằm tranh thủ quyền có đại diện biểu quyết vẫn không thành công. Các nỗ lực nói trên gồm có Phong trào đòi quyền trở thành tiểu bang của Đặc khu Columbia và đề nghị một Tu chính án về quyền biểu quyết của Đặc khu Columbia. Một số ý kiến khác đề xuất sáp nhập Đặc khu Columbia vào tiểu bang Maryland.

Những người phản đối quyền biểu quyết của Đặc khu Columbia cho rằng những nhân vật lập quốc của Hoa Kỳ chưa bao giờ có ý cho cư dân của đặc khu một phiếu bầu tại Quốc hội Hoa KỳHiến pháp Hoa Kỳ có nói rõ là đại diện phải là từ các tiểu bang. Những người chống đối biến Đặc khu Columbia thành một tiểu bang cho rằng một hành động như thế sẽ phá vỡ khái niệm về một thủ đô quốc gia riêng biệt và rằng việc đặc khu thành một tiểu bang sẽ không công bằng khi nó có được đại diện trong Thượng viện Hoa Kỳ trong lúc chỉ là một thành phố đơn độc.[184]

Y tế

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ tại Washington, D.C.

Với 16 trung tâm y tế và bệnh viện, Washington, D.C. là một trung tâm chăm sóc bệnh nhân và nghiên cứu y tế quốc gia.[185] Viện Y tế Quốc gia nằm trong Bethesda, Maryland lân cận. Trung tâm Bệnh viện Washington (WHC), khu bệnh viện lớn nhất trong đặc khu, vừa là bệnh viện bất vụ lợi lớn nhất và bệnh viện tư lớn nhất trong vùng Washington. Gần ngay Trung tâm Bệnh viện Washington là Trung tâm Nhi khoa Quốc gia. Đây là một trong những bệnh viện nhi khoa xếp hạng cao nhất tại Hoa Kỳ theo tạp chí U.S. News and World Report.[186] Nhiều trường đại học nổi tiếng của thành phố trong đó có George Washington, Georgetown, và Howard có trường y khoa và bệnh viện dành cho giảng dạy. Trung tâm Quân y Walter Reed nằm ở tây bắc Washington và cung ứng dịch vụ y tế cho các quân nhân về hưu, quân nhân tại ngũ và những thân nhân phụ thuộc của họ.

Giao thông

Metro Center là một trạm trung chuyển của các tuyến đường đỏ, cam, và xanh dương của hệ thống Metrorail tại D.C.

Washington, D.C. thường được nói đến với những ùn tắc và lưu thông tồi tệ Nhất Hoa Kỳ. Năm 2010, những người ra vào thành phố làm việc (commuter) phải tốn mất trung bình 70 giờ một năm ngồi chờ đợi trên đường. Điều này khiến thành phố bị xếp hạng lưu thông tồi tệ nhất nước Mỹ cùng với Chicago.[187]. Tuy nhiên, 37,7% người ra vào thành phố làm việc ở Washington dùng phương tiện công cộng để đi làm, đứng hạng hai tỉ lệ cao nhất ở Hoa Kỳ.[188]

Cơ quan quản lý liên vận vùng đô thị Washington (Washington Metropolitan Area Transit Authority, WMATA) điều hành hệ thống trung chuyển nhanh của thành phố trong đó có Metrorail (thường được gọi nhất là the Metro) cũng như Metrobus. Hệ thống xe buýt và xe điện ngầm phục vụ cả Đặc khu Columbia và các khu ngoại ô lân cận nằm bên MarylandVirginia. Metrorail khai trương vào ngày 27 tháng 3 năm 1976 và hiện thời có 86 trạm và 106,3 dặm (171,1 km) đường ray.[189] Với trung bình 950.000 chuyến mỗi tuần làm việc năm 2008, Metrorail là hệ thống trung chuyển nhanh bận rộn thứ hai tại Hoa Kỳ, chỉ đứng sau hệ thống xe điện ngầm New York City Subway của Thành phố New York.[190]

Cơ quan quản lý liên vận Vùng đô thị Washington hiện kỳ vọng sẽ có trung bình một triệu người dùng hệ thống Metrorail mỗi ngày vào năm 2030. Nhu cầu gia tăng công suất phục vụ đã giúp tái tục các kế hoạch để tăng thêm 220 toa xe điện vào hệ thống và điều chỉnh lại các chuyến xe điện để đối phó với vấn đề quá tải tại các trạm bận rộn nhất.[191] Sự phát triển dân số trong vùng đã làm sống lại những lời đề nghị trước đây xây thêm hai tuyến đường Metro phục vụ vùng phụ cận,[192][193] cũng như một hệ thống xe điện nội thành mới nối các khu dân cư của thành phố. Tuyến xe điện nội thành đầu tiên được trông đợi mở vào cuối năm 2009.[194] Các thẩm quyền khu vực lân cận trong vùng Washington có những hệ thống xe buýt như hệ thống Ride On của Quận Montgomery, Maryland bù khuyết những dịch vụ do Cơ quan quản lý liên vận vùng đô thị Washington phục vụ. Metrorail, Metrobus và tất cả các hệ thống xe buýt công cộng địa phương nhận thẻ thông minh tên SmarTrip, là thẻ thông hành trung chuyển có thể được nạp thêm tiền phí vào.[195]

Bên trong nhà ga B và C của Sân bay Quốc gia Ronald Reagan Washington, sân bay thương mại gần nhất trung tâm Washington

Trạm Union là trạm xe lửa bận rộn thứ hai tại Hoa Kỳ sau Trạm Pennsylvania tại New York. Nó phục vụ như trạm miền nam cuối cùng của tuyến đường hành lang đông bắc và tuyến đường tốc hành Acela của hệ thống xe lửa Amtrak. Các xe điện dành cho người di chuyển hàng ngày vào thành phố như MARC Train của Maryland và Virginia Railway Express của Virginia, và tuyến đỏ của Metroline cũng có phục vụ đến Trạm Union.[196] Dịch vụ xe buýt nội thành do xe buýt Greyhound, xe buýt Peter Pan, BoltBus, Megabus và nhiều tuyến xe buýt của người Hoa phục vụ.

Được tiến hành kể từ năm 2010, Washington DC sở hữu một trong những hệ thống xe đạp chia sẻ công cộng lớn nhất trong cả nước với hơn 4.351 xe đạp và hơn 395 trạm cung cấp xe đạp, tất cả đều được điều hành bởi PBSC Urban Solutions [197].

Ba sân bay chính, một tại Maryland và hai tại Virginia, phục vụ Washington, D.C. Sân bay Quốc gia Ronald Reagan Washington, nằm trong Quận Arlington, Virginia ở phía bên kia sông Potomac từ trung tâm D.C., là sân bay duy nhất của vùng Washington có trạm xe điện Metrorail. Do nằm sát thành phố nên Sân bay Quốc gia Reagan có thêm nhiều quan tâm lưu ý về mặt an ninh bắt buộc vì đây là vùng nhận dạng phòng không D.C.,[198] cũng như giới hạn thêm về tiếng ồn.[199] Sân bay Reagan không có Cục Quan thuế và Biên phòng Hoa Kỳ và vì thế chỉ có thể phục vụ các chuyến bay quốc tế đến các sân bay ngoại quốc cho phép Cục Quan thuế và Biên phòng của Hoa Kỳ kiểm tra trước trong đó có các điểm tại Canadavùng Caribbe.[200]

Các chuyến bay quốc tế chính đến và đi từ Sân bay Quốc tế Washington Dulles, nằm cách thành phố khoảng 26,3 dặm (42,3 km) về phía tây trong quận FairfaxLoudoun của Virginia. Sân bay Dulles là sân bay trung chuyển chính ở duyên hải miền đông của hãng hàng không United Airlines. Sân bay Thurgood Marshall Quốc tế Baltimore-Washington, nằm cách thành phố 31,7 dặm (51.0 km) về phía đông bắc trong Quận Anne Arundel, Maryland là một sân bay trung chuyển của các hãng hàng không Southwest AirlinesAirtran Airways.

Giáo dục

Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ là thư viện lớn nhất thế giới với hơn 167 triệu đầu sách, và là cơ sở văn hóa lâu đời nhất tại Mỹ

Đặc khu Columbia có tổng cộng 123 trường K-12 và trung tâm giáo dục thuộc hệ thống công lập.[201] Kể từ năm 1999, số học sinh của hệ thống trường công giảm đều đặn và năm học 2008–2009, có 46.208 học sinh ghi danh học trong hệ thống trường công lập.[202]. Trong năm học 2010-2011, 46.191 học sinh đã ghi danh vào hệ thống trường công [203]. Hệ thống trường công của đặc khu là một trong những hệ thống trường công lập tốn kém nhất nhưng ít hiệu quả nhất tại Hoa Kỳ cả về mặt cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy.[204] Tổng giám hiệu của hệ thống trường công lập dưới quyền của thị trưởng Adrian Fenty là Michelle Rhee, đã tạo những thay đổi lớn lao trong hệ thống trường công bằng cách đóng cửa các trường học, thay thế thầy cô giáo, sa thải các hiệu trưởng và dùng các dịch vụ giáo dục tư nhân để giúp phát triển chương trình giáo dục.[205]

Đại học Georgetown tọa lạc bên bờ sông Potomac là viện đại học đầu tiên tại Mỹ được thành lập dưới hiến chương quốc hội

Vì hệ thống trường học công cộng của D.C. có nhiều vấn đề nên con số ghi danh theo học các trường bán công gia tăng 13% mỗi năm kể từ năm 2001.[206] Ban đặc trách trường bán công Đặc khu Columbia quản lý 60 trường bán công trong thành phố. Tính đến mùa thu 2008, các trường bán công D.C. có tổng số học sinh ghi danh là 26.494.[207] Đặc khu cũng là nơi có một số trường trung học tư thục hàng đầu quốc gia. Năm 2006, khoảng 18.000 học sinh trung học ghi danh trong 83 trường tư của thành phố.[208]

Thư viện Founders tại Đại học Howard, một trong những trường đại học lịch sử của người da đen

Washington là nơi có nhiều viện đại học nghiên cứu tư thục nổi tiếng trong đó có Đại học Georgetown (GU), Đại học George Washington (GW), Đại học Mỹ (AU), Đại học Công giáo Hoa Kỳ (CUA), Đại học Howard, Đại học Gallaudet, và Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Paul H. Nitze (SAIS) thuộc Đại học Johns Hopkins. Đại học Đặc khu Columbia (UDC) là một đại học công lập với giáo dục bậc cử nhân và sau đại học. Các viện giáo dục cấp cao khác cũng có các chương trình giáo dục dành cho người lớn, giáo dục chuyển tiếp và giáo dục từ xa.

Thành phố kết nghĩa

Washington, D.C. có 15 thành phố kết nghĩa chính thức.[209] Paris và Roma được công nhận là thành phố đối tác vì chính sách một thành phố kết nghĩa đặc biệt của hai thành phố.[210]

Ghi chú

^[a] Vào năm 1790, các tiểu bang miền nam phần lớn đã trả hết nợ ngoại quốc mượn thời Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Các tiểu bang miền bắc thì chưa trả xong, và muốn chính phủ liên bang mới phải chịu lãnh nợ cho họ. Nếu như việc này thực hiện thì coi như các tiểu bang miền nam phải nhận chia sẻ một phần nợ của miền bắc. Đổi lại, miền nam vận động để có thủ đô liên bang được đặt gần họ hơn. Xem: Crew, Harvey W. (1892). Lịch sử trăm năm Thành phố Washington, D. C. William Bensing Webb, John Wooldridge. Dayton, Ohio: United Brethren Publishing House. tr. 124.
^[b] Đạo luật Dinh cư cho phép tổng thống chọn lựa một vị trí trong tiểu bang Maryland xa về phía đông đến sông Anacostia. Tuy nhiên, Tổng thống Washington chuyển ranh giới lãnh thổ liên bang về phía đông nam để bao gồm thành phố Alexandria ở mũi phía nam của đặc khu. Năm 1791, Quốc hội Hoa Kỳ tu chính Đạo luật Dinh cư để chấp thuận vị trí mới trong đó có phần đất Virginia nhượng lại. Xem: Crew, Harvey W. (1892). Lịch sử trăm năm Thành phố Washington, D. C. William Bensing Webb, John Wooldridge. Dayton, Ohio: United Brethren Publishing House. tr. 89–92.
^[c] Thuật từ lãnh thổ (territory) và đặc khu (district) được dùng thay thế nhau trong suốt thế kỷ XIX cho đến khi lãnh thổ được chính thức đặt tên lại là Đặc khu Columbia năm 1871. Xem: “Cần biết D.C.”. Hội Lịch sử Washington, D.C. 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
^[d] Dữ liệu lấy từ “Đặc khu Columbia - Chủng tộc và nguồn gốc người nói tiếng Tây Ban Nha: 1800 đến 1990” (PDF). Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. ngày 13 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2008. Cho đến năm 1890, Cục điều tra dân số Hoa Kỳ tính Thành phố Washington, Georgetown, và những phần đất chưa hợp nhất của Quận Washington như ba khu vực khác nhau. Dữ liệu được đưa ra trong bài này là từ trước năm 1890 được tính giống như Đặc khu Columbia là một đô thị tự quản như nó ngày nay. Để xem dữ liệu về dân số cho mỗi khu vực nào đó từ trước cho đến năm 1890, xin xem: Gibson, Campbell (1998). “Dân số của 100 thành phố và khu đô thị lớn nhất tại Hoa Kỳ: 1790 đến 1990”. Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2008.

Tham khảo

Các tham khảo được ghi dưới đây đã được Việt hóa từ tiếng Anh. Tuy nhiên nội dung của các tài liệu tham khảo là bằng tiếng Anh và cũng có một số bằng tiếng Pháp.

  1. ^ Các lãnh thổ của Hoa Kỳ có tỷ lệ nghèo cao nhất trên toàn bộ đất nước Hoa Kỳ.[98]
  1. ^ Imhoff, Gary (tháng 10 năm 1999). “Our Official Songs”. DC Watch. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2012.
  2. ^ a b “QuickFacts: Washington city, District of Columbia”. United States Census Bureau. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2021.
  3. ^ “2020 Population and Housing State Data”. United States Census Bureau. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2021.
  4. ^ “Demonyms for people from the USA”. www.geography-site.co.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2017.
  5. ^ “Demonym”. addis.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2017.
  6. ^ D.C.'s New (771) Area Code Will Start Being Assigned In November Lưu trữ tháng 4 26, 2021 tại Wayback Machine (Truy cập 26 tháng 4 năm 2021 từ DCist.com)
  7. ^ 771 will be new D.C. area code, supplementing venerable 202 Lưu trữ tháng 11 29, 2020 tại Wayback Machine (Truy cập 26 tháng 4 năm 2021 từ Washington Post)
  8. ^ “Introduction: Where Oh Where Should the Capital Be?”. WHHA. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2018.
  9. ^ “Washington, D.C. History F.A.Q.”. The Historical Society of Washington, D.C. 27 tháng 5 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2018.
  10. ^ Broder, David S. (18 tháng 2 năm 1990). “Nation's Capital in Eclipse as Pride and Power Slip Away”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2010. In the days of the Truman Doctrine, the Marshall Plan and the creation of NATO, [Clark Clifford] said, we saved the world, and Washington became the capital of the world.
  11. ^ “The 10 most-visited cities in the US this year”. Insider. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2018.
  12. ^ Cooper, Rebecca (9 tháng 5 năm 2017). “D.C. breaks another domestic tourism record”. www.bizjournals.com. Washington Business Journal. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2018.
  13. ^ Cochrane, Emily (22 tháng 4 năm 2021). “House Approves D.C. Statehood, but Senate Obstacles Remain”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2021.
  14. ^ Journal, Matt Vasilogambros, National (30 tháng 12 năm 2013). “D.C. Has More People Than Wyoming and Vermont, Still Not a State”. The Atlantic. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2020.
  15. ^ “Washington-Arlington-Alexandria, DC-VA-MD-WV”. U.S. Census Bureau. U.S. Department of Commerce. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2017.
  16. ^ “Metropolitan and Micropolitan Statistical Areas Population Totals and Components of Change: 2010–2019”. United States Census Bureau, Population Division. tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  17. ^ McAtee, Waldo Lee (1918). Một phác họa về lịch sử tự nhiên của Đặc khu Columbia. Washington, DC: H.L. & J.B. McQueen, Inc. tr. 7.
  18. ^ Harvey W. Crew & William Bensing Webb, John Wooldridge (1892). Lịch sử trăm năm của thành phố Washington, D. C. Dayton, Ohio: United Brethren Publishing House. tr. 62.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  19. ^ “Đặc khu lịch sử Georgetown”. Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2008.
  20. ^ “Lịch sử Alexandria, Virginia”. Hội Lịch sử Alexandria. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2008.
  21. ^ Madison, James (ngày 30 tháng 4 năm 1996). “The Federalist No. 43”. Nhật báo Độc lập. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2008.
  22. ^ Harvey W. Crew & William Bensing Webb, John Wooldridge (1892). Lịch sử trăm năm thành phố Washington, D. C. Dayton, Ohio: United Brethren Publishing House. tr. 66.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  23. ^ “Hiến pháp Hoa Kỳ”. Cơ quan Quản trị Kỷ lục và Văn khố Quốc gia. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2008.
  24. ^ “Các cột đá ranh giới của Washington, D.C.”. BoundaryStones.org. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  25. ^ “Thượng viện di chuyển đến Washington”. Thượng viện Hoa Kỳ. ngày 14 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2008.
  26. ^ Harvey W. Crew & William Bensing Webb, John Wooldridge (1892). Lịch sử trăm năm thành phố Washington, D. C. Dayton, Ohio: United Brethren Publishing House. tr. 103.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  27. ^ “Tuyên bố về vấn đề Đạo luật bảo đảm quyền bỏ phiếu công bằng cho Đặc khu Columbia” (PDF). American Bar Association. ngày 14 tháng 9 năm 2006. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2008.
  28. ^ “Giữ gìn lịch sử: Dolley Madison, Tòa Bạch Ốc, và Chiến tranh năm 1812” (PDF). Hội lịch sử Tòa Bạch Ốc. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2008.
  29. ^ “Lịch sử vắn tắt về việc xây dựng Tòa Quốc hội”. Kiến trúc Tòa Quốc hội. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2008.
  30. ^ a b c d Richards, Mark David (Spring/Summer 2004). “Các cuộc tranh luận về việc hồi trả lại Đặc khu Columbia, 1801–2004” (PDF). Lịch sử Washington. Hội Lịch sử Washington, D.C.: 54–82. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  31. ^ Greeley, Horace (1864). Xung đột Mỹ: Một lịch sử về cuộc đại loạn tại Hoa Kỳ. Chicago: G. & C.W. Sherwood. tr. 142–144.
  32. ^ “Thỏa hiệp năm 1850”. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. ngày 21 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2008.
  33. ^ “Ngày này trong lịch sử: 20 tháng 9”. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. ngày 18 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  34. ^ a b “DC ăn mừng ngày giải phóng nô lệ”. Văn phòng thư ký Đặc khu Columbia. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2008.
  35. ^ “Thống kê điều tra dân số lịch sử về tổng dân số theo chủng tộc từ 1790 đến 1990” (PDF). Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. ngày 13 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2008.
  36. ^ a b "Boss" Shepherd tái sinh thành phố”. Phát thanh công cộng WETA]]. 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008.
  37. ^ Harvey W. Crew & William Bensing Webb, John Wooldridge (1892). Lịch sử trăm năm thành phố Washington, D. C. Dayton, Ohio: United Brethren Publishing House. tr. 157.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  38. ^ “Các quy định chung chung, Quốc hội thứ 41, Phiên thứ 3”. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2008.
  39. ^ Williamson, Samuel (2008). “Trị giá đo lường - Giá trị tương ứng đô la Mỹ”. Viện Đo lường Trị giá. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
  40. ^ a b c d e “Những bảng quy hoạch của L'Enfant và McMillan”. Cục Công viên Quốc gia. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  41. ^ “Chiến tranh thế giới thứ hai: những thay đổi”. Phát thanh công cộng WETA. 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008.
  42. ^ “Chu niên Washington, D.C. là thủ đô quốc gia”. Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. ngày 1 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
  43. ^ Paul Schwartzman & Robert E. Pierre (ngày 6 tháng 4 năm 2008). “Từ điêu tàn đến tái sinh”. Nhật báo The Washington Post. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  44. ^ “Đạo luật Nội trị Đặc khu Columbia”. Chính quyền Đặc khu Columbia. 1999. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  45. ^ “Walter Washington”. Phát thanh công cộng WETA. 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008.
  46. ^ Janofsky, Michael (ngày 8 tháng 4 năm 1995). “Quốc hội lập ban trông coi Washington, D.C.”. Thời báo New York. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  47. ^ Maddox, Charles (ngày 19 tháng 6 năm 2001). “Lời xác nhận của Tổng thanh tra Đặc khu Columbia”. Văn phòng Tổng thanh tra. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2008.
  48. ^ “Al-Jazeera cho đăng chi tiết về kế hoạch của bọn không tặc ngày 11 tháng 9”. CNN. ngày 12 tháng 9 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  49. ^ “Các giới chức nói Tòa Bạch Ốc là mục tiêu của chuyến bay 93”. CNN. ngày 23 tháng 5 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  50. ^ “Dữ liệu vắn tắt về các tiểu bang và các quận”. Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. ngày 2 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2008.
  51. ^ “Dữ liệu và các câu thường được hỏi”. Ủy ban liên tiểu bang về Lưu vực sông Potomac. ngày 2 tháng 7 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2008.
  52. ^ Grant III, Ulysses Simpson (1950). “Quy hoạch Thủ đô Quốc gia”. Những kỷ lục của Hội Lịch sử Columbia. 50: 43–58.
  53. ^ Fisher, Marc (ngày 5 tháng 4 năm 2006). “Xây dựng trên một đầm lầy và những bí ẩn khác về D.C.”. Nhật báo The Washington Post. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2008.
  54. ^ Harvey W. Crew & William Bensing Webb, John Wooldridge (1892). Lịch sử trăm năm Thành phố Washington, D. C. Dayton, Ohio: United Brethren Publishing House. tr. 89–92.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  55. ^ “Công viên Rock Creek: Đồn Reno”. Cục Công viên Quốc gia. ngày 1 tháng 8 năm 2001. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  56. ^ “Khoa học tại tiểu bang của bạn: Đặc khu Columbia”. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ. ngày 30 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2008.
  57. ^ “Tổng cộng đất công viên như vùng mặt đất của thành phố” (PDF). Ủy thác sử dụng đất công. ngày 19 tháng 7 năm 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2008.
  58. ^ “Đặc khu Columbia”. Cục Công viên Quốc gia. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2008.
  59. ^ “Sứ mệnh và Lịch sử Vườn Thực vật Quốc gia Hoa Kỳ”. Vườn Thực vật Quốc gia Hoa Kỳ. ngày 16 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2008.
  60. ^ “Công viên Lịch sử Quốc gia Kênh Chesapeake và Ohio: Lịch sử và Văn hóa”. Cục Công viên Quốc gia. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
  61. ^ M.C. Peel & B. L. Finlayson, T. A. McMahon (2007). “Bản đồ thế giới cập nhật về phân loại khí hậu Köppen-Geiger” (PDF). Khoa học Hệ địa cầu và Thủy học. Hiệp hội Địa khoa học Âu châu. 11 (5): 1633–44. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  62. ^ “Các vùng chịu đựng nhiệt độ”. Arbor Day Foundation. 2006. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2008.
  63. ^ a b c Watson, Barbara McNaught (ngày 17 tháng 11 năm 1999). “Các mùa đông của vùng Washington”. Cục thời tiết quốc gia. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  64. ^ a b “Thời tiết trung bình của Washington, DC — Nhiệt độ và lượng mưa”. Kênh thời tiết. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  65. ^ Vogel, Steve (ngày 28 tháng 6 năm 2006). “Ngập úng có thể xảy ra tại Phố cổ, Bến tàu Washington”. Nhật báo The Washington Post. tr. B02. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2008.
  66. ^ “NowData - NOAA Online Weather Data” (bằng tiếng Anh). National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2013.
  67. ^ “Station Name: VA WASHINGTON REAGAN AP” (bằng tiếng Anh). National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  68. ^ “WMO Climate Normals for WASHINGTON DC/NATIONAL ARPT VA 1961–1990” (bằng tiếng Anh). National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2014.
  69. ^ Harvey W. Crew & William Bensing Webb, John Wooldridge (1892). Lịch sử trăm năm Thành phố Washington, D. C. Dayton, Ohio: United Brethren Publishing House. tr. 101–3.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  70. ^ a b c Grunwald, Michael (ngày 2 tháng 7 năm 2006). “Nỗi lo sợ độ cao của D.C.”. Nhật báo The Washington Post. tr. B02. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  71. ^ Curtis, Gene (ngày 21 tháng 2 năm 2008). “Trở về khi: Ngày hôm nay trong lịch sử”. Thế giới Tulsa. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  72. ^ Gowen, Annie (ngày 8 tháng 12 năm 2006). “Tháp Rosslyn dự định xây có thể nguy hiểm, FAA nói thế”. Nhật báo The Washington Post. tr. B03. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2008.
  73. ^ a b “Mô hình cho Washington DC”. Thượng viện Hoa Kỳ. ngày 30 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2008.
  74. ^ a b Birnbaum, Jeffrey H. (ngày 22 tháng 6 năm 2005). “Con đường đến giới giàu có được gọi là Đường K”. Nhật báo The Washington Post. tr. A01. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2008.
  75. ^ “Danh sách ngoại giao”. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. ngày 25 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2008.
  76. ^ “Kiến trúc ưa chuộng của Mỹ”. Viện kiến trúc sư Mỹ. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
  77. ^ a b “Danh sách các danh lam thắng cảnh của Washington, D.C.”. Cục Công viên Quốc gia. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2008.
  78. ^ Scott, Pamela (2005). “Kiến trúc dinh cư của Washington, D.C., và những ngoại ô của nó”. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2008.
  79. ^ “Tòa nhà Old Stone”. Cục Công viên Quốc gia. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2008.
  80. ^ “Về Tòa nhà Ronald Reagan”. Trung tâm mậu dịch thế giới và tòa nhà Ronald Reagan. ngày 19 tháng 7 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  81. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên CensusEst
  82. ^ “Nevada and Idaho Are the Nation's Fastest-Growing States”. US Census Bureau. ngày 19 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2019.
  83. ^ a b “Các điểm tóm lược chính về nhân khẩn theo điều tra dân số năm 2000”. Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |04000US11&_street= (trợ giúp)
  84. ^ “Các thành phố commuter (dành cho người ra vào các đô thị trung tâm để làm việc) lớn nhất”. CNNMoney.com. ngày 21 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  85. ^ “Các ước tính hàng năm về dân số của các vùng thống kê kết hợp” (XLS). Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. ngày 27 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2008.
  86. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên dc_demographic_data
  87. ^ Singer, Audrey (2001). “Thế giới trong một mã bưu điện: Đại Washington, D.C. như một Vùng di cư mới” (PDF). Viện Brookings.
  88. ^ Kolchin, Peter (1994). Chế độ nô lệ Mỹ: 1619-1877. New York: Hill và Wang. tr. 81.
  89. ^ “Đặc khu Columbia - Chủng tộc và Nguồn gốc người nói tiếng Tây Ban Nha: 1800 đến 1990” (PDF). Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. ngày 13 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2008.
  90. ^ a b “Tính đa số của người da đen tại Washington đang thu nhỏ lại”. Associated Press. ngày 16 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  91. ^ a b Frey, William H. (tháng 5 năm 2004). “Đại di dân mới: Người Mỹ gốc Phi trở về miền Nam, 1965–2000” (PDF). Viện Brookings. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2009.
  92. ^ Adam P. Romero & Amanda Baumle, M.V. Lee Badgett, Gary J. Gates (2007). “Thống kê sơ lược: Washington, D.C.” (PDF). Viện Williams. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  93. ^ Gates, Gary J.; Abigail M. Cooke (tháng 9 năm 2011). “District of Columbia Census Snapshot: 2010” (PDF). The Williams Institute. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2011.
  94. ^ Alexander, Keith L.; Anne E. Marimow (ngày 4 tháng 3 năm 2010). “D.C. begins licensing same-sex marriages”. The Washington Post. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2010.
  95. ^ a b “Per Capita Income in the Past 12 Months (in 2017 Inflation-Adjusted Dollars) 2013-2017 American Community Survey 5-Year estimates. (Geography set to "District of Columbia")”. American FactFinder. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2019.
  96. ^ “Personal Income Per Capita in Current and Constant (2000) Dollars by State: 2000 to 2006” (PDF). United States Census Bureau. tháng 4 năm 2007. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2008.
  97. ^ “Individuals and Families Below Poverty Level—Number and Rate by State: 2000 and 2005” (PDF). United States Census Bureau. 2005. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2008.
  98. ^ “Poverty Determination In U.S. Insular Areas” (PDF). GAO. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2019.
  99. ^ “Historical Poverty Tables: People and Families—1959 to 2018”. 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2019.
  100. ^ “County Membership Report: District of Columbia: Religious Traditions, 2010”. Association of Religion Data Archives. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2014.
  101. ^ “Nghiên cứu cho thấy 1/3 dân số tại D.C. mù chữ”. Associated Press. ngày 19 tháng 3 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  102. ^ “Kết quả của Trung tâm Dữ liệu: Đặc khu Columbia”. Hội Ngôn ngữ Hiện đại. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
  103. ^ “Những đặc điểm xã hội chọn lọc tại Hoa Kỳ: 2006”. Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008.
  104. ^ Urbina, Ian (ngày 13 tháng 7 năm 2006). “Các giới chức Washington tìm cách giảm thiểu nỗi lo sợ về tội phạm”. Thời báo New York. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  105. ^ “Báo cáo hàng năm cho năm 2006” (PDF). Hội đồng điều hợp pháp lý về tội phạm. 2007. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  106. ^ “Phần II: Các vụ tội phạm được báo cáo” (PDF). Tội phạm tại Hoa Kỳ, 1995. 1995. tr. 66. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2000. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2009.
  107. ^ “Tội phạm tại Hoa Kỳ theo vùng, phân vùng địa lý, và tiểu bang, 2006-2007”. Báo cáo đồng bộ về tội phạm, 2007. tháng 9 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2009.
  108. ^ Shewfelt, Scott (ngày 24 tháng 4 năm 2007). “Baltimore, Prince George được xem là thủ phủ giết người của tiểu bang”. Nam Maryland. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  109. ^ Barnes, Robert (ngày 26 tháng 6 năm 2008). “Tòa tối cao phán quyết việc cấm súng ngắn của Đặc khu Columbia”. Nhật báo The Washington Post. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2008.
  110. ^ Nakamura, David (ngày 26 tháng 6 năm 2008). “Biện lý trưởng Đặc khu Columbia: tất cả các loại súng phải đăng ký”. Nhật báo The Washington Post. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2008.
  111. ^ Mollenbeck, Andrew (ngày 3 tháng 1 năm 2013). “District celebrates historically low homicide rate”. WTOP. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013.
  112. ^ “District Crime Data”. Mpdc.dc.gov.
  113. ^ Ray D. Whitman & Fred Siegmund (ngày 1 tháng 6 năm 2005). “Các dự đoán việc làm của Đặc khu Columbia theo ngành công nghiệp và chức năng, 2002-2012” (PDF). Văn phòng thông tin và nghiên cứu thị trường lao động D.C. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  114. ^ Gross Domestic Product by State, U.S. Bureau of Economic Analysis, ngày 14 tháng 11 năm 2018
  115. ^ a b “Tiền lương và việc làm có lương theo ngành và nơi làm việc” (PDF). Sở dịch vụ việc làm Đặc khu Columbia. 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  116. ^ Gopal, Prashant (ngày 14 tháng 10 năm 2008). “Một số thành phố an toàn hơn trong một cuộc khủng hoảng kinh tế”. Báo BusinessWeek. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2008.
  117. ^ "District of Columbia Wage and Salary Employment by Industry and Place of Work 2017". District of Columbia Department of Employment Services, Office of Labor Market Research and Information. 2017.
  118. ^ “Có việc làm và thất nghiệp trong vùng đô thị: tháng 11 năm 2008” (PDF). Bureau of Labor Statistics. ngày 6 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
  119. ^ “Tình hình việc làm của dân số dân sự” (PDF). Sở dịch vụ việc làm D.C. 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2009.
  120. ^ “200 viên chức hành chánh trưởng hàng đầu của các công ty thuê mướn người làm việc chính trong Đặc khu Columbia” (PDF). Văn phòng thông tin và nghiên cứu thị trường lao động D.C. 2004. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  121. ^ “Xếp hạng hàng năm cho năm 2007 các công ty thuộc nhóm Fortune 500”. Tạp chí Fortune. ngày 30 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2008.
  122. ^ “Thăm dò hàng năm cho năm 2006”. Hội đầu tư ngoại quốc về bất động sản. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  123. ^ “2006 Thách thức của thị trưởng: Đâu là vùng đô thị tốt nhất để làm nơi thương nghiệp tương lai?”. Tạp chí Expansion. ngày 7 tháng 8 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2009.
  124. ^ Mariangeles Perez Manoileff & Camille Richardson. “Washington DC: Một thành phố thủ đô”. Cục thương mại Hoa Kỳ. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  125. ^ Woolsey, Matt (ngày 19 tháng 12 năm 2008). “Bất động sản dài hạn tốt nhất của Mỹ Bets”. Tạp chí Forbes. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2009.
  126. ^ Connolly, Matt (ngày 7 tháng 5 năm 2013). “D.C. sets tourism record with 19m visitors in 2012”. The Washington Examiner. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  127. ^ a b Margery Austin Turner & Christopher Snow (ngày 14 tháng 6 năm 2001). “Các chỉ số di dời dân cư hàng đầu tại các khu dân cư của D.C.”. Viện đô thị. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  128. ^ Schrag, Zachary (ngày 8 tháng 2 năm 2006). Xe điện ngầm xã hội vĩ đại nhất: Lịch sử vùng đô thị Washington. Baltimore: Ấn phẩm Đại học Johns Hopkins. tr. 213–20. ISBN 978-0801882463.
  129. ^ Tuss, Adam (ngày 4 tháng 3 năm 2008). “Cửa hàng Target đầu tiên của D.C. chuẩn bị mở cửa”. Đài Radio WTOP. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2008.[liên kết hỏng]
  130. ^ Bureau of Economic Analysis. “Per capita real GDP by state (chained 2009 dollars)”. www.bea.gov. U.S. Department of Commerce. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  131. ^ “Các công viên tưởng niệm và Khu dạo chơi Quốc gia: Lịch sử và Văn hóa”. Cục Công viên Quốc gia. ngày 28 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2008.
  132. ^ “Tòa nhà tròn và nhỏ dành cho các văn bản hiến chương về tự do”. Kỷ lục Quốc gia. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2008.
  133. ^ “Các công viên tưởng niệm và Khu dạo chơi Quốc gia”. Cục Công viên Quốc gia. ngày 7 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2008.
  134. ^ “Về Viện Smithsonian”. Viện Smithsonian. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  135. ^ “Thống kê về các lượt viếng thăm Viện Smithsonian”. Viện Smithsonian. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008.
  136. ^ “Những bảng dữ liệu về chương trình và bảo tàng”. Viện Smithsonian. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008.
  137. ^ “Các câu hỏi thường được hỏi về Trung tâm Reynolds”. Viện Smithsonian. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  138. ^ “Các thời biểu kiến trúc của Toà nhà Văn phòng Đăng ký sáng chế”. Viện Smithsonian. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2008.
  139. ^ “Về Phòng triển lãm Nghệ thuật Quốc gia”. Phòng triển lãm Nghệ thuật Quốc gia. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  140. ^ “Tòa nhà Đông của I.M. Pei”. Phòng triển lãm Nghệ thuật Quốc gia. 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2008.
  141. ^ “Về Bảo tàng Sưu tập Phillips”. Bảo tàng Sưu tập Phillips. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2008.
  142. ^ “Những câu hỏi thường được hỏi”. Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust Hoa Kỳ. ngày 14 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  143. ^ “Về Giải vinh dự Trung tâm Kennedy”. Trung tâm Kennedy. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2008.
  144. ^ “Ban nhân sự ủy thác”. Trung tâm Kennedy. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2008.
  145. ^ Levin, Dan (ngày 10 tháng 9 năm 2006). “Ánh đèn đã trở lại nhạc kịch Broadway da đen tại Tây Bắc Washington, D.C.”. Thời báo New York. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.
  146. ^ Wartofsky, Alona (ngày 3 tháng 6 năm 2001). “Nhạc go-go như thế nào ...”. Nhật báo The Washington Post. tr. G01. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  147. ^ Horgan, Susie J (ngày 8 tháng 2 năm 2007). “Sự khai sinh nhạc Punk của D.C.”. Nhật báo The Washington Post. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2008.
  148. ^ “Black Cat: một câu lạc bộ đang thay đổi với một khung cảnh thay đổi trong một thành phố đang thay đổi”. Tiếng nói Georgetown. ngày 9 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  149. ^ “Lịch sử nhật báo Washington Post qua các thời kỳ”. Nhật báo The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  150. ^ Shin, Annys (ngày 3 tháng 5 năm 2005). “Số lượng phát hành báo chí tiếp tục giảm sút”. Nhật báo The Washington Post. tr. E03. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  151. ^ “Thời biểu về câu chuyện tai tiếng Watergate”. Nhật báo The Washington Post. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  152. ^ “Phát hành điện tử của báo chí Mỹ”. Văn phòng kiểm toán phát hành báo chí. ngày 31 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2009.
  153. ^ “Chỉ là số liệu”. Nhật báo USA Today. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  154. ^ “Lượng phát hành của báo Times lên theo chiều hướng của đồng đô la”. Nhật báo Washington Times. ngày 18 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2008.
  155. ^ “Báo chí Thành phố Washington”. Hội Tuần báo Tự Thay thế. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  156. ^ “Ước lượng chung về Thị trường truyền hình địa phương”. Công ty Nielsen. ngày 1 tháng 1 năm 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  157. ^ Jones, Charisse (ngày 26 tháng 6 năm 2008). 26 tháng 6 năm 2008-Blacksurvey_N.htm “Nghiên cứu quốc gia cho thấy người da đen tại Hoa Kỳ đa dạng và lạc quan” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Nhật báo USA Today. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  158. ^ “Women's Professional Soccer Launches”. Washington Freedom. ngày 21 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2008.[liên kết hỏng]
  159. ^ “Truyền thống của D.C. United”. D.C. United. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2008.
  160. ^ “Lịch sử Super Bowl”. Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia. 2008. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2008.
  161. ^ “Lịch sử”. Washington Bayhawks. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2008.
  162. ^ “Các chung kết giải NBA: Các giải quán quân từ trước tới nay”. Hội Bóng rổ Quốc gia Hoa Kỳ. 2008. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2008.
  163. ^ “Lịch sử NPF”. Hội Bóng chày fastpitch nhà nghề Quốc gia. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2008.
  164. ^ “Lịch sử chính quyền tự quản tại Đặc khu Columbia”. Hội đồng Đặc khu Columbia. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2008.
  165. ^ “Elected Officials”. Chính quyền Đặc khu Columbia. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  166. ^ “Các ủy ban tham vấn khu dân cư”. Chính quyền Đặc khu Columbia. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  167. ^ “Giới thiệu ngân sách và kế hoạch tài chánh cho năm 2007”. Văn phòng giới chức trưởng tài chánh. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2008.
  168. ^ “Về tòa án Đặc khu Columbia”. Các tòa án Đặc khu Columbia. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2008.
  169. ^ “Thẩm quyền của Cảnh sát Công viên Hoa Kỳ”. Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ. ngày 3 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  170. ^ “About Us”. Văn phòng Biện lý Hoa Kỳ đặc trách Đặc khu Columbia. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2008.
  171. ^ “Thông điệp sứ mệnh của các biện lý Hoa Kỳ”. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2008.
  172. ^ “Tài chánh chính quyền địa phương và tiểu bang theo cấp chính quyền và theo tiểu bang: 2005-06”. Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. ngày 1 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2009.
  173. ^ “Tài chánh chính quyền tiểu bang: 2007”. Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. ngày 4 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2009.
  174. ^ Powell, Michael (ngày 20 tháng 7 năm 2007). “Quản lý tồi, Luật liên bang, Hao mòn các dịch vụ”. Nhật báo The Washington Post. tr. A01. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  175. ^ a b “Marion Barry”. Phát thanh công cộng WETA. 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008.
  176. ^ “Sharon Pratt Kelly”. Phát thanh công cộng WETA. 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008.
  177. ^ “Chính quyền đặc khu đạt được quân bình ngân sách cho năm tài chính 2003”. Văn phòng Giới chức tài chính trưởng Đặc khu Columbia. ngày 30 tháng 1 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  178. ^ Nakamura, David (ngày 20 tháng 4 năm 2007). “Việc nắm lấy hệ thống trường học của Fenty được chấp thuận”. Báo Washington Post. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2008.
  179. ^ “Những cá nhân sống và làm việc tại các lãnh địa của Hoa Kỳ”. Thuế vụ liên bang Hoa Kỳ. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2008.
  180. ^ “Tổng thu thuế của Cục thế vụ Hoa Kỳ theo loại thuế và theo tiểu bang, năm tài chính 2007” (XLS). Cục thuế vụ Hoa Kỳ. 2008. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2008.
  181. ^ a b “Thăm dò cho thấy sự ủng hộ khắp quốc gia cho quyền lợi biểu quyết của Đặt khu Columbia” (PDF). DC Vote Voice. 2005. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2008.
  182. ^ “Các bảng số xe "Đóng thuế nhưng không đại diện". Sở đặc trách xe có động cơ Đặc khu Columbia. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  183. ^ “Thăm dò của nhật báo Washington Post: Quyền biểu quyết của D.C.”. Nhật báo The Washington Post. ngày 23 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  184. ^ Fortier, John (ngày 17 tháng 5 năm 2006). “Thuộc địa D.C.”. The Hill. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  185. ^ “Các bệnh viện thành viên”. Hội Bệnh viện Đặc khu Columbia. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  186. ^ “Các giải thưởng và công nhận”. Trung tâm Nhi khoa Quốc gia. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  187. ^ Halsey III, Ashley (ngày 20 tháng 1 năm 2011). “Washington area tied with Chicago for traffic congestion, study finds”. The Washington Post. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2011.
  188. ^ Christie, Les (ngày 29 tháng 6 năm 2007). “Người New Yorker là những người sử dụng phương tiện trung chuyển hàng đầu”. CNNMoney. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2008.
  189. ^ “WMATA Facts” (PDF). WMATA. 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2008.
  190. ^ Dawson, Christie R. (ngày 9 tháng 6 năm 2008). “Estimated Unliked Transit Passenger Trips” (PDF). Hội Giao thông Công cộng Mỹ. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.
  191. ^ “Metro đưa ra chi tiết cải tiến để hội đủ nhu cầu công suất tương lai”. WMATA. ngày 18 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2008.
  192. ^ Gardner, Amy (ngày 1 tháng 5 năm 2008). “Tuyến nối dài được đề nghị đến Sân bay Dulles được tái sinh”. Nhật báo The Washington Post. tr. B01. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2008.
  193. ^ Shaver, Katherine (ngày 30 tháng 5 năm 2008). “Các chuyến trên tuyến tím được dự định là sẽ chuyên chở 68.000 mỗi ngày”. Nhật báo The Washington Post. tr. B01. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008.
  194. ^ Sun, Lena (ngày 13 tháng 7 năm 2008). “Kế hoạch trung chuyển đúng thời biểu”. Nhật báo The Washington Post. tr. C01. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008.
  195. ^ “Important Information about SmarTrip”. WMATA. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2008.
  196. ^ “Dữ liệu Quốc gia về Amtrak năm 2007” (PDF). Quan hệ truyền thông Amtrak. 2008. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  197. ^ “Bicycle Program”. District Department of Transportation. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2012.
  198. ^ “Vùng nhận dạng phòng không và vùng cấm bay D.C.” (PDF). Cơ quan Quản lý Hàng không Hoa Kỳ. ngày 2 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2008.
  199. ^ “Chương trình giảm bớt tiếng ồn sân bay”. Thẩm quyền các sân bay vùng đô thị Washington. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2008.
  200. ^ “Quan thuế tại Sân bay Quốc gia Reagan”. Thẩm quyền các sân bay vùng đô thị Washington. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2008.
  201. ^ “2010–2011 School Opening Report”. District of Columbia Public Schools. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2011.
  202. ^ “D.C. Public School Enrollment Drop Less than Expected”. WJLA-TV. ngày 11 tháng 11 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2009.
  203. ^ “DC Public School Enrollment Up for Third Straight Year”. Office of the State Superintendent of Education. ngày 7 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2011.
  204. ^ Settimi, Christina (ngày 5 tháng 7 năm 2007). “Các học khu tồi tệ nhất và tốt nhất tính theo tổn phí tài chánh”. Forbes. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  205. ^ V. Dion Haynes & Bill Turque (ngày 16 tháng 5 năm 2008). “Rhee ra kế hoạch cải tiến các trường học bị vấn đề của Đặc khu Columbia”. Nhật báo The Washington Post. tr. B01. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  206. ^ V. Dion Haynes & Theola Labbe (ngày 25 tháng 4 năm 2007). “Nở rộ cho các trường bán công D.C.”. Nhật báo The Washington Post. tr. A01. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  207. ^ “Ghi danh học hiện tại: năm học 2008-2009”. Ban đặc trách trường bán công Đặc khu Columbia. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2009.
  208. ^ “Bảng 15. Số trường tư, học sinh, giáo viên toàn thời gia, và học sinh tốt nghiệp trung học 2004–05, theo tiểu bang: Hoa Kỳ, 2005–06”. Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia. 2006. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2008.
  209. ^ “Protocol and International Affairs”. Văn phòng thư ký DC. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2008.
  210. ^ a b c “Twinning with Rome”. Ville de Paris. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2010.
  211. ^ “Friendship and cooperation agreements”. Paris: Marie de Paris. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2016.
  212. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Sunderland
  213. ^ “DC & Addis to Become Sister Cities”. Tadias Magazine. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2013.

Liên kết ngoài