Practical Applications of a SDMS (Scientific Data Management System)

Khu tự quản (tiếng Anh: municipality, tiếng Pháp: municipalité) thông thường là một phân cấp hành chính tại đô thị có địa vị hội đồng tự quản và thường thường có quyền lực của một chính quyền tự quản hay thẩm quyền tự quản. Trong tiếng Anh, thuật từ municipality cũng được sử dụng để chỉ cơ quan chính quyền của một khu tự quản.[1] Khu tự quản có thể là đô thị hay nông thôn và là địa khu dành cho mục đích tổng thể (general-purpose district), khác biệt với các loại địa khu dành cho mục đích đặc biệt (special-purpose district), ví dụ như khu học chánh là địa khu đặc biệt dành cho mục đích giáo dục, khu bưu chính là địa khu đặc biệt dành cho dịch vụ thư tín, khu quốc hội là địa khu đặc biệt dành cho mục đích bầu cử một đại biểu quốc hội. Thuật từ tiếng Anh "municipality" được lấy từ tiếng Pháp "municipalité" và tiếng Latin "municipalis".[2]

Nguồn gốc tên gọi

Thuật từ tiếng Anh "Municipality" được lấy từ khế ước xã hội Latin "Municipium", có nghĩa là những người nắm trọng trách nhằm ám chỉ đến các cộng đồng Latin cung cấp binh sĩ cho La Mã để đổi lấy sự hợp nhất cộng đồng của mình vào trong quốc gia La Mã (ban quyền công dân La Mã cho các cư dân) trong khi đó La Mã vẫn cho phép các cộng đồng này giữ lại chính quyền địa phương của mình (quyền tự trị giới hạn).

Tổng quan

Thuật từ "khu tự quản" là thuật từ chung chung, và có thể mô tả bất cứ thẩm quyền chính trị nào từ một quốc gia có chủ quyền như Công quốc Monaco hay một ngôi làng nhỏ như West Hampton Dunes, New York.

Lãnh thổ mà một khu tự quản có thẩm quyền trong đó có thể bao gồm:

  • chỉ một nơi định cư, ví dụ như thành phố, thị trấn, làng hay xã như trường hợp tất cả các xã của Pháp là những khu tự quản.
  • một số nơi như thế (Ví dụ, các khu vực thẩm quyền xưa kia trong tiểu bang New Jersey như các xã cai quản một số làng, các khu tự quản của Mexico)
  • chỉ phần nào đó của những nơi như vậy, ví dụ như các quận nội thị của một thành phố như trường hợp 34 khu tự quản của thành phố SantiagoChile.[3]

Tại một số quốc gia như Phần Lan, tất cả đất đai phải thuộc một khu tự quản. Ngược lại, tại các quốc gia khác, khu tự quản chỉ bao gồm một nơi định cư đơn độc và phần còn lại trở thành phần đất chưa hợp nhất mà có thể có dân số đáng kể, ví dụ như các làng được một quận trực tiếp quản lý. Các khu tự quản có thể được chia thành một số loại phân cấp nhỏ nữa, ví dụ như các thành phố, thị trấn hay khu tự quản nông thôn có thể được chia thành các phân cấp hành chính bậc thấp hơn.

Quyền lực chính trị

Quyền lực của các khu tự quản có tầm mức từ gần như tự trị đến hoàn toàn dưới quyền của quốc gia. Các khu tự quản có thể có quyền đánh thuế cá nhân và công ty bằng thuế lợi tức, thuế bất động sản và thuế lợi tức công ty nhưng cũng có thể nhận được nguồn quỹ đáng kể từ quốc gia.

Tại các quốc gia trên thế giới

Tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, một khu tự quản là một phân cấp hành chính nhỏ nhất có đại biểu được bầu lên một cách dân chủ. Các khu tự quản đôi khi được gọi là "xã" (Ví dụ như commune của Pháp, ayuntamiento của Tây Ban Nha, comune của Ý, comună của România, kommun của Thụy Điển, kommune của Na Uy/Đan MạchKommune của Đức).

Các quốc gia nói tiếng Anh

  • Tại Úc, thuật từ "khu chính quyền địa phương" (viết tắt theo tiếng Anh là LGA) được sử dụng để thay cho thuật từ chung chung "khu tự quản". Tại Úc, cơ cấu khu chính quyền địa phương chỉ bao gồm các khu hợp nhất của Úc. Các khu hợp nhất được ấn định hợp pháp là những phần đất của tiểu bang và lãnh thổ mà trong đó bộ phận chính quyền địa phương đã được hợp nhất có trách nhiệm."[4]
  • Tại Canada, các khu tự quản là chính quyền địa phương được thành lập theo luật lãnh thổ và tỉnh bang, thường thường trong khuôn khổ quy chế tổng quát nói về khu tự quản.[5][6] Các loại khu tự quản bên trong Canada gồm có thành phố, khu tự quản địa khu, địa khu tự quản, khu tự quản, quận, khu tự quản nông thôn, thị trấn, xã và làng trong số nhiều loại khác nữa.[6] Tỉnh bang Ontario có các bậc khu tự quản khác nhau trong đó bậc thấp, bậc cao và bậc đơn.[7] Các loại khu tự quản bậc cao tại tỉnh bang Ontario gồm có các khu tự quản quận và vùng.[7] Nova Scotia cũng có các khu tự quản vùng gồm có thành phố, quận, địa khu, hay thị trấn.[8]
  • Tại Vương quốc Anh, thuật từ khu tự quản được sử dụng năm 1974 tại AnhWales, và cho đến năm 1975 tại Scotland và 1976 tại Bắc Ireland, "cả để chỉ một thành phố hay một thị trấn được tổ chức có chính quyền tự quản dưới một hội đồng khu tự quản.[9]
  • Tại Hoa Kỳ, "khu tự quản" thường được hiểu là một thành phố, thị trấn, làng hay đơn vị chính quyền địa phương được thành lập bởi một hiến chương tự quản.[10] Trong văn mạch luật tiểu bang, một số tiểu bang đã định nghĩa "khu tự quản" một cách rộng hơn, có phạm vi từ chính tiểu bang của mình đến bất cứ đơn vị hành chính chính trị nào được trao thẩm quyền trên một khu vực mà có thể bao gồm nhiều nơi có người định cư và nơi không có người định cư.[11][12]
  • Tại Puerto Rico, không có đơn vị hành chính cấp một. Các khu tự quản phục vụ trong vai trò đơn vị hành chính cấp hai.

Các quốc gia nói tiếng Trung Quốc

Việt Nam

Thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam được xem là một dạng khu tự quản, có địa vị ngang bằng một tỉnh. Việt Nam hiện có 5 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần ThơThành phố Hồ Chí Minh.

Tham khảo

  1. ^ “Municipality”. Merriam-Webster.
  2. ^ “municipality definition”. Yourdictionary.com.
  3. ^ “Santiago de Chile - Comunas”. Mapas de Chile, Castor y Polux Ltda. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ “Australian Standard Geographical Classification (ASGC)”. Australian Bureau of Statistics.
  5. ^ “Municipal Government”. The Canadian Encyclopedia > Government > Government, General > Municipal Government. Historica Foundation of Canada. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011.
  6. ^ a b “Interim List of Changes to Municipal Boundaries, Status, and Names – From ngày 2 tháng 1 năm 2010 to ngày 1 tháng 1 năm 2011” (PDF). Statistics Canada. tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ a b “List of Ontario Municipalities”. Ontario Ministry of Municipal Affairs and Housing. ngày 4 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011.
  8. ^ “Municipal Government Act”. Office of the Legislative Counsel, Nova Scotia House of Assembly. ngày 7 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011.
  9. ^ “1911 Encyclopædia Britannica/Municipality”. Encyclopædia Britannica.
  10. ^ “Legal Dictionary: Municipal Law”. FindLaw.
  11. ^ “2009 Nevada Code”. Justia.
  12. ^ “Kansas Statues”. Lesterama. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2013.