Knowledge Base Wiki

Search for LIMS content across all our Wiki Knowledge Bases.

Type a search term to find related articles by LIMS subject matter experts gathered from the most trusted and dynamic collaboration tools in the laboratory informatics industry.

Cộng hòa Liên bang Nam Tư
(1992–2003)
Савезна Република Југославија
Savezna Republika Jugoslavija

Liên minh Nhà nước Serbia và Montenegro
(2003–2006)

Државна Заједница Србија и Црна Гора
Državna Zajednica Srbija i Crna Gora
1992–2006

Quốc ca"Hej, Sloveni" / "Хеј, Словени"
Bản đồ Cộng hòa Liên bang Nam Tư (xanh) vào năm 2003
Bản đồ Cộng hòa Liên bang Nam Tư (xanh) vào năm 2003
Tổng quan
Vị thếQuốc gia tàn tồn của Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư
Thủ đô
và thành phố lớn nhất
Beograd
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Serbia-Croatia (1992–1997) · Tiếng Serbia (1997–2006)
• Ngôn ngữ được công nhậnTiếng Albania · Tiếng Hungary
Tên dân cưNgười Nam Tư (đến 2003)
Người Serb · Người Montenegro (từ 2003)
Chính trị
Chính phủCộng hòa liên bang (1992–2003) dưới Hệ thống đảng thống trị (1993–2000)
Liên minh quốc gia Cộng hòa lập hiến (2003–2006)
Tổng thống 
• 1992–1993 (đầu tiên)
Dobrica Ćosić[a]
• 1997–2000
Slobodan Milošević[a]
• 2003–2006 (cuối cùng)
Svetozar Marović[a]
Thủ tướng 
• 1992–1993 (đầu tiên)
Milan Panić[b]
• 2003–2006 (cuối cùng)
Svetozar Marović[c]
Lập phápQuốc hội Liên bang (1992–2003)
Quốc hội (2003–2006)
Lịch sử
Lịch sử 
27 tháng 4 năm 1992
1992–1995
1998–1999
5 tháng 10 năm 2000
1 tháng 11 năm 2000
4 tháng 2 năm 2003
3 tháng 6 năm 2006
• Serbia độc lập, Kết thúc Liên minh
5 tháng 6 năm 2006
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
102.173 km2
39.449 mi2
Dân số 
• Ước lượng 2006
10,832,545
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 1995
• Tổng số
Tăng $11.6 tỷ[1]
Tăng $2,650[1]
Đơn vị tiền tệSerbia:

Montenegro:c

Thông tin khác
HDI? (1996)Giữ nguyên 0.725[1]
cao · hạng 87th
Múi giờUTC+1 (CET)
• Mùa hè (DST)
UTC+2 (CEST)
Giao thông bênPhải
Mã điện thoại+381
Tên miền Internet.yu
Tiền thân
Kế tục
CHLBXHCN Nam Tư
Serbia
Montenegro
Hiện nay là một phần củaSerbia
Montenegro
Kosovod
  1. ^ Sau năm 2003, không có thành phố nào là thủ đô chính thức, nhưng các cơ quan lập pháp và hành pháp vẫn nằm ở Beograd. Podgorica từng là trụ sở của Tòa án Tối cao.
  2. ^ Tư cách thành viên là Cộng hòa Liên bang Nam Tư.
  3. ^ Tiền tệ trên thực tế được sử dụng ở các vùng Montenegro và Albania của Kosovo.
  4. ^ Vị thế chính trị của Kosovo đang trong tình trạng tranh chấp. Sau khi đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008, Kosovo được chính thức công nhận là một nhà nước độc lập bởi 97 trong tổng số 193 (50.3%) nước thành viên LHQ (chưa kể 15 nước khác từng công nhận nhưng sau đó đã rút lại tuyên bố đó), trong khi Serbia tiếp tục tuyên bố đây là một phần lãnh thổ của mình.

Cộng hòa Liên bang Nam Tư, còn được biết đến đơn giản là Nam Tư, là một quốc gia tồn tại ở vùng Balkan từ năm 1992 đến năm 2003, là kết quả sau khi Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư tan rã. Cộng hòa Liên bang Nam Tư bao gồm Cộng hòa SerbiaCộng hòa Montenegro. Vào tháng 2 năm 2003, Nam Tư được chuyển đổi từ một Cộng hòa liên bang thành liên hiệp quốc gia chính thức được gọi là Liên minh Nhà nước Serbia và Montenegro. Năm 2006, Montenegro ly khai khỏi liên minh, tách thành hai quốc gia độc lậpCộng hòa SerbiaCộng hòa Montenegro.

Mong muốn là quốc gia thừa kế hợp pháp duy nhất của Nam Tư cũ đã không được công nhận bởi Liên Hợp Quốc, sau khi thông qua Nghị quyết 777 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc,[2] trong đó khẳng định rằng Cộng hòa Liên bang Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư đã không còn tồn tại và Cộng hòa Liên bang Nam Tư là một nhà nước mới. Tất cả các nước cộng hòa cũ được quyền kế vị nhà nước cũ trong khi không nước nào tiếp tục tính cách pháp lý quốc tế của CHLBXHCN Nam Tư. Tuy nhiên, chính phủ của Slobodan Milošević phản đối bất kỳ tuyên bố nào như vậy, khiến Nam Tư không được phép gia nhập Liên Hợp Quốc.

Trong suốt quá trình tồn tại của mình, Nam Tư có mối quan hệ căng thẳng với Cộng đồng Quốc tế, khiến nhiều biện pháp trừng phạt đối với Nam Tư[3] đã được ban hành trong Chiến tranh Nam TưChiến tranh Kosovo nhằm chống lại nhà nước. Điều này cũng dẫn đến Siêu lạm phát ở Cộng hòa Liên bang Nam Tư.[4] Nam Tư kết thúc tham gia vào các cuộc Chiến tranh Nam Tư với Hòa ước Dayton, trong đó công nhận nền độc lập của các nước Cộng hòa Croatia, Slovenia, Bosnia và Herzegovina, cũng như thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, và đảm bảo vai trò của người dân Serbia trong nền chính trị Bosnia.[5] Sau đó, chủ nghĩa ly khai ngày càng gia tăng trong tỉnh tự trị Kosovo và Metohija, một khu vực của Serbia có đông dân cư là người Albania, dẫn đến một cuộc nổi dậy do Quân đội Giải phóng Kosovo, một nhóm ly khai người Albania.[6][7] Chiến tranh Kosovo bùng nổ dẫn đến các lệnh trừng phạt của phương Tây và NATO ném bom nhắm vào Nam Tư. Xung đột kết thúc với việc thông qua Nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đảm bảo sự tách biệt về kinh tế và chính trị của Kosovo khỏi Nam Tư, được đặt dưới quyền của Phái đoàn hành chính lâm thời của Liên Hợp Quốc tại Kosovo của Liên Hợp Quốc.[8]

Khó khăn kinh tế và chiến tranh dẫn đến ngày càng tăng sự bất mãn đối với chính phủ của Slobodan Milošević và các đồng minh của ông, những người đã điều hành cả Serbia và Montenegro như một chế độ độc tài hiệu quả.[9] Điều này cuối cùng dẫn đến Cuộc lật đổ Slobodan Milošević và chính phủ của ông, và được thay thế bởi một chính phủ do Đối lập Dân chủ của SerbiaVojislav Koštunica lãnh đạo, cũng tham gia Liên Hợp Quốc.[10][11] Cộng hòa Liên bang Nam Tư kết thúc vào năm 2003 sau khi Quốc hội Serbia và Montenegro bỏ phiếu thông qua Hiến chương Serbia và Montenegro, thành lập Liên minh Nhà nước Serbia và Montenegro. Như vậy, cái tên Nam Tư chỉ còn trong lịch sử.[12] Chủ nghĩa ly khai gia tăng ở Montenegro, do Milo Đukanović dẫn đầu[13] yêu cầu Hiến pháp Serbia và Montenegro bao gồm một điều khoản cho phép tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập của Montenegro,[14] sau khoảng thời gian ba năm đã trôi qua. Năm 2006, Trưng cầu dân ý về độc lập của Montenegro 2006 đã được tiến hành, và được thông qua,[15]. Điều này chính thức giải thể Liên minh Nhà nước Serbia và Montenegro, thành lập các nước cộng hòa độc lập của Serbia và Montenegro, biến Serbia thành một quốc gia độc lập. Đây có thể được coi là hành động cuối cùng kết thúc việc giải thể Nam Tư.[16]

Ghi chú

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ a b c “Human Development Report Yugoslavia 1996” (PDF). undp.org. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Murphy, Sean D. (2002). United States Practice in International Law: 1999–2001. 1. Cambridge University Press. tr. 130. ISBN 978-0-521-75070-7.
  3. ^ Lewis, Paul (29 tháng 10 năm 1992). “Yugoslavs Face Hard Winter as the Blockade Bites”. The New York Times.
  4. ^ “The World's Greatest Unreported Hyperinflation”. Cato Institute. 7 tháng 5 năm 2007.
  5. ^ “Summary of the Dayton Peace Agreement on Bosnia-Herzegovina”. hrlibrary.umn.edu.
  6. ^ Ozerdem, Alpaslan (27 tháng 7 năm 2003). “From a 'terrorist' group to a 'civil defence' corps: The 'transformation' of the Kosovo Liberation Army”. International Peacekeeping. 10 (3): 79–101. doi:10.1080/13533310308559337. S2CID 144017700 – qua pureportal.coventry.ac.uk.
  7. ^ “Kosovo Liberation Army | History & Facts”. Encyclopedia Britannica.
  8. ^ “S/RES/1244(1999) - E - S/RES/1244(1999)”. undocs.org.
  9. ^ “Slobodan Milosevic – The Dictator”. BalkanInsight. 5 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ Sudetic, Chuck (24 tháng 9 năm 1992). “U.N. Expulsion of Yugoslavia Breeds Defiance and Finger-Pointing”. The New York Times.
  11. ^ “A Different Yugoslavia, 8 Years Later, Takes Its Seat at the U.N.”. The New York Times. Associated Press. 2 tháng 11 năm 2000.
  12. ^ “Yugoslavia consigned to history”. BBC News. 4 tháng 2 năm 2003.
  13. ^ “Priželjkivao sam da na čelu Srbije bude – Srbijanac”. Vreme.com (bằng tiếng Bosnia). 5 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2021.
  14. ^ “Министарство спољних послова Републике Србије”. mfa.gov.rs. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  15. ^ “Montenegro declares independence”. BBC News. 4 tháng 6 năm 2006.
  16. ^ “Recount call in Montenegro vote”. BBC News. 22 tháng 5 năm 2006.

Nguồn

Liên kết ngoài