Knowledge Base Wiki

Search for LIMS content across all our Wiki Knowledge Bases.

Type a search term to find related articles by LIMS subject matter experts gathered from the most trusted and dynamic collaboration tools in the laboratory informatics industry.

Động mạch quay
Gan bàn tay trái.
Động mạch trụ và động mạch quay, lớp sâu.
Chi tiết
Nguồnđộng mạch cánh tay
Nhánh
Tĩnh mạchtĩnh mạch quay
Định danh
LatinhArteria radialis
MeSHD017534
TAA12.2.09.027
FMA22730
Thuật ngữ giải phẫu

Động mạch quay (tiếng Anhː Radial artery, tiếng Phápː Artère radiale) thuộc hệ thống mạch máu chính, chứa máu giàu oxy, nằm dọc bờ ngoài cẳng tay. Động mạch có nguyên ủy từ động mạch cánh tay và tận cùng là cung động mạch gan tay sâu (chỗ nối với nhánh gan tay sâu của động mạch trụ).

Động mạch quay có tĩnh mạch quay đi kèm.

Nguyên ủy, đường đi, tận cùng

Động mạch quay là một trong hai ngành cùng của động mạch cánh tay, tách ra ở trong rãnh nhị đầu trong, dưới nếp gấp khuỷu 3 cm, chạy chếch theo hướng của động mạch cánh tay, tới bờ ngoài xương quay rồi chạy thẳng xuống dọc theo phía ngoài của vùng cẳng tay trước. Đến cổ tay, động mạch luồn dưới mỏm trâm quay ra mu cổ tay, rồi chọc qua hõm lào giải phẫu để ra gan tay, nối với ngành gan tay sâu của động mạch trụ tạo nên cung động mạch gan tay sâu.

Liên quan

Ở cẳng tay, nhìn chung động mạch nằm trên một đường vạch từ giữa nếp gấp khuỷu đến rãnh mạch.

  • Ở 1/3 trên cẳng tay: động mạch chếch ở trên cơ sấp tròn, lần lượt bắt chéo trước cân cơ nhị đầu cánh tay, cơ ngửa, phần tận cơ sấp tròn.
  • Ở 1/3 giữa cẳng tay: động mạch chạy thẳng xuống sau bờ trong cơ cánh tay quay. Cơ cánh tay quay là cơ tùy hành của động mạch.
  • Ở 1/3 dưới cẳng tay: động mạch nămg trong rãnh mạch quay (giữa gân cơ cánh tay quay và gân cơ gấp cổ tay quay). Gọi là rãnh mạch vì đó là nơi động mạch nằm nông nhất, có thể bắt mạch ở trên cổ tay).
  • cổ tay và mu tay: động mạch vòng dưới mỏm trân quay để ra sau rồi chạy qua hõm lào giải phẫu ở phía mu tay.

Nhánh bên

Động mạch quặt ngược quay

Động mạch này tách ra từ động mạch quay ở 1/3 trên cẳng tay, đi ngược lên rãnh nhị đầu ngoài và nối với động mạch bên quay của động mạch cánh tay sâu.

Nhánh gan cổ tay

Tách ra ở ngang mức phần trên đầu dưới xương quay và nối với nhánh gan cổ tay của động mạch trụ.

Nhánh gan tay nông

Thường là một nhánh rất nhỏ tách ra trước khi động mạch quay luồn dưới mỏm trâm quay, đi xuống gan tay, góp phần tạo thành cung động mạch gan tay nông.

Nhánh mu cổ tay

Tách ra sau khi động mạch quay đã luồn dưới mỏm trâm quay, chạy qua hõm lào giải phẫu. Nó vòng qua mu cổ tay để nối với nhánh mu cổ tay của động mạch trụ, tạo nên cung mạch mu cổ tay. Từ mạng mạch này mà tách ra các động mạch mu bàn tay, phân chia thành các động mạch mu ngón tay. Trên đường đi, mỗi động mạch mu bàn tay cho hai nhánh xiên ra phía gan tay (trên và dưới), lần lượt nối với nhánh xiên tương ứng của động mạch gan bàn tay.

Ngành cùng

Động mạch quay chạy qua hõm lào giải phẫu (giữa các gân cơ duỗi ngắnduỗi dài ngón cái), tách ra nhánh mu cổ tay, rồi chọc qua khoang gian cốt I ra gan tay để tạo thành cung động mạch gan tay sâu, đồng thời tách ra động mạch chính ngón cáiđộng mạch quay ngón trỏ.

Biến thể

Động mạch quay đi nông trong hõm lào giải phẫu tồn tại ở <1 % trường hợp.[1] Biến thể động mạch này dễ dàng bị nhầm lẫn với tĩnh mạch đầu. Đã có báo cáo về việc nhân viên y tế tiêm tĩnh mạch nhưng lại tiêm nhầm vào động mạch quay, với nguyên nhân là do biến thể.[2] Để tránh sai sót thì nên bắt mạch ở hõm lào giải phẫu.

Liên hệ lâm sàng

Đo mạch ở động mạch quay.

Động mạch quay đi nông với da ở phía trước đầu xa xương quay, giữa gân gân cơ cánh tay quay và gân cơ gấp cổ tay quay. Đây là nơi nhân viên y tế lấy xung động mạch quay (gọi tắt là xung quay) để đánh giá nhịp tim.[3]  Động mạch quay sẽ khó bắt hơn nếu bệnh nhân mang biến thể động mạch đi nông trong hõm lào giải phẫu.[4] Động mạch quay còn được cắt đi và ghép bắc cầu động mạch vành rất phổ biến khi phẫu thuật tim. Gần đây, động mạch quay đã được chứng minh là vượt trội hơn tĩnh mạch hiển lớn trong quá trình tiền phẫu và hậu phẫu.[5]

Động mạch quay còn là nơi xét nghiệm khí máu động mạch, có liên quan đến nghiệm pháp Allen.

Động mạch quay là một vị trí phổ biến để theo dõi huyết áp cho bệnh nhân điều trị tích cực, do tỷ lệ biến chứng (như huyết khối) thấp.[6]

Hình ảnh

Tham khảo

Bài viết này kết hợp văn bản trong phạm vi công cộng từ trang 592 , sách Gray's Anatomy tái bản lần thứ 20 (1918). Bài viết dựa trên nội dung trong sách Giải phẫu người (Tập 1: Giải phẫu học đại cương. Chi trên - Chi dưới - Đầu - Mặt - Cổ) (2017), trang 141-144 của GSTS. BS. Trịnh Văn Minh.

  1. ^ Wood, S J; Abrahams, P H; Sañudo, J R; Ferreira, B J (tháng 12 năm 1996). “Bilateral superficial radial artery at the wrist associated with a radial origin of a unilateral median artery”. Journal of Anatomy. 189 (Pt 3): 691–693. ISSN 0021-8782. PMC 1167715. PMID 8982848.
  2. ^ Beale, Evan W.; Behnam, Amir (tháng 6 năm 2012). “Injection Injury of an Aberrant Superficial Radial Artery Requiring Surgical Intervention”. Journal of Hand and Microsurgery. 4 (1): 39–42. doi:10.1007/s12593-011-0053-8. ISSN 0974-3227. PMC 3371123. PMID 23730089.
  3. ^ Deakin CD, Low JL (tháng 9 năm 2000). “Accuracy of the advanced trauma life support guidelines for predicting systolic blood pressure using carotid, femoral, and radial pulses: observational study”. BMJ. 321 (7262): 673–4. doi:10.1136/bmj.321.7262.673. PMC 27481. PMID 10987771.
  4. ^ Sajja, Lokeswara Rao; Mannam, Gopichand; Pantula, Narasinga Rao; Sompalli, Sriramulu (ngày 1 tháng 6 năm 2005). “Role of Radial Artery Graft in Coronary Artery Bypass Grafting”. The Annals of Thoracic Surgery (bằng tiếng Anh). 79 (6): 2180–2188. doi:10.1016/j.athoracsur.2004.07.049. ISSN 0003-4975.
  5. ^ Cohen, Gideon; Tamariz, Miguel G.; Sever, Jeri Y.; Liaghati, Negin; Guru, Veena; Christakis, George T.; Bhatnagar, Gopal; Cutrara, Charles; Abouzahr, Labib (2001). “The radial artery versus the saphenous vein graft in contemporary CABG: a case-matched study”. The Annals of Thoracic Surgery (bằng tiếng Anh). 71 (1): 180–186. doi:10.1016/S0003-4975(00)02285-2. ISSN 0003-4975.
  6. ^ Bersten, Andrew D (2013). Oh's Intensive Care Manual. tr. 123. ISBN 9780702047626.
Sách

Liên kết ngoài