Knowledge Base Wiki

Search for LIMS content across all our Wiki Knowledge Bases.

Type a search term to find related articles by LIMS subject matter experts gathered from the most trusted and dynamic collaboration tools in the laboratory informatics industry.

Sửa liên kết
Viêng Chăn
Viang chan

ວຽງຈັນ
—  Thủ đô  —
Pha That Luang
Viêng Chăn Viang chan trên bản đồ Lào
Viêng Chăn Viang chan
Viêng Chăn
Viang chan
Viêng Chăn Viang chan trên bản đồ Châu Á
Viêng Chăn Viang chan
Viêng Chăn
Viang chan
Tọa độ: 17°58′B 102°36′Đ / 17,967°B 102,6°Đ / 17.967; 102.600
Quốc gia Lào
Chính quyền
 • Bí thư thành ủyAnouphap Tounalom
Diện tích
 • Đất liền3.920 km2 (1,510 mi2)
 • Đô thị557 km2 (215 mi2)
Độ cao170 m (50 ft)
Dân số (2023)
 • Thủ đô1,003,004[1]
Múi giờUTC+7 sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaBăng Cốc, Chittagong, Phnôm Pênh, Orlando, Thành phố Hồ Chí Minh, Cirebon, Bắc Kinh, Hà Nội, Côn Minh sửa dữ liệu
Chùa Pha That Luang, một trong những địa điểm quan trọng nhất tại Viêng Chăn, Lào

Viêng Chăn (tiếng Lào: ວຽງຈັນ, Viang chan, IPA: [wíəŋ tɕàn], tiếng Pháp: Vientiane, phát âm tiếng Pháp: ​[vjɛ̃ˈtjan]), tiếng Việt xưa gọi là Vạn Tượng hay Mường Viêng[2] vừa là thủ đô vừa là thành phố lớn nhất của Lào trên bờ sông Mê Công gần biên giới với Thái Lan, đơn vị hành chính địa phương cấp một ngang với các tỉnh của Lào. Viêng Chăn bao gồm chín đơn vị hành chính cấp hai, năm đơn vị đô thị và bốn đơn vị nông thôn, trong đó thủ đô Viêng Chăn được xác định ở khu vực đô thị gồm chín quận của Viêng Chăn.

Viêng Chăn trở thành thủ đô vào năm 1573, do người Lào lo ngại về một cuộc xâm lược của người Miến, nhưng sau đó đã Lào lại bị cướp phá, rồi bị san bằng vào năm 1827 bởi Xiêm. Viêng Chăn từng là thủ đô hành chính trong thời kỳ cai trị của Pháp và do sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây, hiện nay là trung tâm kinh tế của Lào. Tính đến năm 2023, thành phố có dân số 1,003,004 người.[1]

Viêng Chăn được ghi nhận là nơi có di tích quốc gia quan trọng nhất ở Lào - Thạt Luông - là biểu tượng được biết đến của Lào và là biểu tượng của Phật giáo ở Lào. Các ngôi chùa Phật giáo quan trọng khác ở Lào cũng có thể được tìm thấy ở đó, chẳng hạn như Haw Phra Kaew, nơi trước đây là nơi đặt tượng Phật Ngọc.

Thành phố này từng đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 25 vào tháng 12 năm 2009, kỷ niệm 50 năm Đại hội thể thao Đông Nam Á.

Hành chính

Các quận huyện của thủ đô Viêng Chăn (màu hồng) và tỉnh Viêng Chăn.

Thủ đô Viêng Chăn gồm có khu vực nội thành và khu vực ngoại thành. Nội thành, hay Thủ đô Viêng Chăn, gồm 5 quận là:

Ngoại thành gồm 4 huyện là:

Địa lý

Viêng Chăn rộng 3920 km² và có 820.940 dân (năm 2015, tính cả khu vực đô thị và các huyện nông thôn) trong đó khu vực Thủ đô có 471.000 người (2015), tiếp giáp với tỉnh Viêng Chăn ở phía tây bắc và bắc, Bolikhamsai ở phía đông bắc, tỉnh Nong Khai của Thái Lan ở phía nam và tỉnh Bueng Kan của Thái Lan ở phía đông với sông Mê Kông là biên giới tự nhiên. Viêng Chăn nằm ở tả ngạn sông Mê Công, ở tọa độ 17°58' Bắc, 102°36' Đông (17.9667, 102.6). [1] Lưu trữ 2012-08-23 tại Wayback Machine. Ở đoạn này con sông chính là biên giới giữa Lào với Thái Lan.

Khí hậu ở tỉnh Viêng Chăn được hình thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa. Lượng bức xạ tổng cộng năm dưới 160 kcal/cm2 và cân bằng bức xạ năm dưới 75 kcal/cm2. Hàng năm chịu ảnh hưởng của khoảng 25 - 30 đợt lạnh. Nhiệt độ trung bình năm tuy không dưới 23 °C, song nhiệt độ trung bình tháng 01dưới 18 °C và biên độ năm của nhiệt độ trên 12 °C.Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm khoảng 80% lượng mưa toàn năm. Mùa ít mưa chủ yếu là mưa nhỏ và mưa phùn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 12 hoặc tháng 01 có lượng mưa ít nhất.Viêng Chăn  có mùa đông lạnh rõ rệt so với các địa phương khác ở phía Nam. Tần số lạnh cao hơn, số ngày nhiệt độ thấp đáng kể, nhất là số ngày rét đậm, rét hại nhiều hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mưa phùn cũng nhiều hơn. Nhờ mùa đông lạnh trong cơ cấu cây trồng của Viêng Chăn  cũng như đồng bằng Bắc Bộ, có cả một vụ đông độc đáo ở miền nhiệt đới.

Lịch sử

Theo trường thi lịch sử của Lào, Phra Lak Phra Lam thì ông hoàng Thattaradtha sau khi nhường ngôi xứ Muong Inthapatha Maha Nakhone huyền thoại cho em thì ra đi lập ra một thị trấn mới mang tên Maha Thani Si Phan Phao ở bờ phía tây sông Cửu Long; sử Lào cho đó là Udon Thani ngày nay thuộc Thái Lan. Ngày nọ có Naga bảy đầu khuyên Thattaradtha xây một thành phố mới ở bờ đối diện. Thattaradtha nghe theo mà xây nên Chanthabuly Si Sattanakhanahud tức là tiền thân của Viêng Chăn hiện nay.

Khác với truyện Phra Lak Phra Lam thì sử học cho rằng Viêng Chăn nguyên thủy là một thị trấn của người Khmer tập trung quanh một ngôi đền Hindu. Ngôi đền đó là Pha That Luang sau này.

Vào thế kỷ 1112, người LàoThái tràn xuống Đông Nam Á từ Hoa Nam đánh đuổi người Khmer và đồng hóa số còn lại, chiếm cứ khu vực trung châu nước Lào. Năm 1354, khi Phà Ngừm lập ra vương quốc Lan Xang và Viêng Chăn trở thành một trung tâm hành chính quan trọng cho dù đó không phải là kinh đô Lan Xang. Hơn hai trăm năm sau vua Xaysethathirath mới thiên đô về Viên Chăn năm 1560, xây dựng thêm thành quách. Khi Lan Xang tan rã năm 1707 thì Viêng Chăn trở thành một vương quốc độc lập cai trị trung nguyên Lào và Đông Bắc Thái Lan. Không lâu sau đó năm 1779, Viên Chăn bị Xiêm La uy hiếp; tướng Xiêm là Phraya Chakri chiếm được và bắt người Lào thần phục Xiêm triều.

Khi vua Anouvong (tiếng Việt phiên âm là A Nỗ, hay Chậu A Nụ) dấy binh đánh đuổi người Thái, lúc đầu lập được chiến công nhưng sau bị vua Xiêm phản công đánh đại bại. Năm 1827 quân Xiêm vây Viêng Chăn. Người Lào cố cầm cự nhưng kinh thành thất thủ; Viêng Chăn bị quân Xiêm tàn phá tiêu hủy gần như hoàn toàn. Cư dân trong thành phần bị người Xiêm bắt, phần thì xiêu tán cả, Viêng Chăn bị bỏ ngỏ hoang tàn. Mãi tới năm 1893 khi người Pháp xúc tiến đặt nền bảo hộ trên xứ Lào thì Viêng Chăn mới phục hồi, trở thành thủ phủ nước Lào năm 1899.

Trước năm 1989, thành phố Viêng Chăn và tỉnh Viêng Chăn là một đơn vị hành chính. Sau khi tách ra, Lào vừa có tỉnh Viêng Chăn vừa có thành phố trực thuộc trung ương Viêng Chăn.

Nguồn gốc tên gọi

Thành phố Viêng Chăn trong tiếng Lào là Nakhonluang Viangchan (tiếng Lào: ນະຄອນຫຼວງວຽງຈັນ), trong đó Nakhon là "thành phố", luang là "chính" hoặc "lớn". Trong đó, phần Thủ đô Viêng Chăn trong tiếng Lào gọi là Kampheng nakhon Viangchan.

Tên gọi của thành phố bắt nguồn từ tiếng Pali, ngôn ngữ diễn đạt văn chương của Phật giáo tiểu thừa, và những nghĩa ban đầu của nó là "Khu rừng đàn hương của nhà vua", loại cây quý vì mùi hương của nó theo kinh điển Ấn Độ. Nghĩa của Viêng Chăn là "Thành (phố) Trăng" trong tiếng Lào. Cách phát âm và phép chính tả hiện đại Lào không phản ánh rõ ràng từ nguyên tiếng Pali này. Tuy nhiên tên gọi trong tiếng Thái เวียงจันทน์ vẫn giữ được nguyên gốc từ nguyên, và "Thành Đàn hương" là nghĩa gốc của tên gọi này. Cách phát âm theo các ngôn ngữ latinh (Vientiane) có nguồn gốc từ tiếng Pháp, và phản ánh sự khó khăn của người Pháp khi đánh vần phụ âm "ch" của tiếng Lào; một cách Latin hóa từ chữ cái Lào (ວຽງຈັນ) là "Viangchan", từ chữ cái Thái (เวียงจันทน์) là "Wiangchan".

Khí hậu

Viêng Chăn có khí hậu xavan (Köppen Aw) với mùa khô và mùa mưa riêng biệt. Mùa khô ở Viêng Chăn là từ tháng 11 đến tháng 3. Tháng 4 đánh dấu sự bắt đầu của mùa mưa, kéo dài bảy tháng. Nói chung, Viên Chăng ẩm và nóng suốt năm, dù vẫn có chút dao động nhiệt độ.Khí hậu ở tỉnh Viêng Chăn

Dữ liệu khí hậu của Viêng Chăn (1951–2000)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 35.6
(96.1)
37.8
(100.0)
40.0
(104.0)
41.1
(106.0)
38.9
(102.0)
37.8
(100.0)
36.1
(97.0)
37.2
(99.0)
38.9
(102.0)
38.9
(102.0)
34.4
(93.9)
33.4
(92.1)
41.1
(106.0)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 28.4
(83.1)
30.3
(86.5)
33.0
(91.4)
34.3
(93.7)
33.0
(91.4)
31.9
(89.4)
31.3
(88.3)
30.8
(87.4)
30.9
(87.6)
30.8
(87.4)
29.8
(85.6)
28.1
(82.6)
31.1
(88.0)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 16.4
(61.5)
18.5
(65.3)
21.5
(70.7)
23.8
(74.8)
24.6
(76.3)
24.9
(76.8)
24.7
(76.5)
24.6
(76.3)
24.1
(75.4)
22.9
(73.2)
19.3
(66.7)
16.7
(62.1)
21.8
(71.2)
Thấp kỉ lục °C (°F) 2.4
(36.3)
7.6
(45.7)
12.1
(53.8)
17.1
(62.8)
20.0
(68.0)
21.1
(70.0)
21.2
(70.2)
21.1
(70.0)
21.2
(70.2)
12.9
(55.2)
8.9
(48.0)
5.0
(41.0)
2.4
(36.3)
Lượng mưa trung bình mm (inches) 7.5
(0.30)
13.0
(0.51)
33.7
(1.33)
84.9
(3.34)
245.8
(9.68)
279.8
(11.02)
272.3
(10.72)
334.6
(13.17)
297.3
(11.70)
78.0
(3.07)
11.1
(0.44)
2.5
(0.10)
1.660,5
(65.38)
Số ngày mưa trung bình 1 2 4 8 15 18 20 21 17 9 2 1 118
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 70 68 66 69 78 82 82 84 83 78 72 70 75
Số giờ nắng trung bình tháng 254.4 214.3 216.8 226.3 207.1 152.9 148.6 137.1 137.7 247.7 234.3 257.5 2.434,7
Nguồn 1: Tổ chức Khí tượng Thế giới[3]
Nguồn 2: NOAA (nắng, độ ẩm 1961–1990)[4]

Kinh tế

Viêng Chăn là động lực thúc đẩy sự thay đổi kinh tế ở Lào. Trong những năm gần đây, thành phố đã có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.[5] Vào năm 2011, Sàn giao dịch chứng khoán đã khai trương với hai cổ phiếu công ty niêm yết.[6]

Thắng cảnh

Xứ Lào là xứ Chùa. Tổng cộng Lào có 1.400 ngôi chùa. Tại đây có nhiều cảnh quan nổi tiếng: That LuangChùa Phra Keo, Chùa Ông Tự, Chùa Si Muong, Chùa Sisaket, Vườn Phật Suốn Xiêng Khuôn (tục gọi là Suốn Phụt tức Vườn Chư Phật), quần thể hàng trăm bức tượng đúc theo Phật thoại, trong vùng Thà-Đừa, cách Vientiane khoảng 25 km, gần cầu Hữu Nghị Lào-Thái.

Ở Vientiane có một ngôi chùa Việt tên Bàng Long, khá nguy nga. Từ chợ sáng trên đại lộ Lan Xang, đã thấy sừng sửng đài Anou Savary(đài chiến sĩ vô danh), sau 1975 được đổi tên thành Khải Hoàn Môn (Patuxay), toạ lạc giữa bùng binh giới ranh phố Vientiane và khu vực That Luang. Đài Anou Savary được tạo dựng từ 1958, phần dưới và ngoài mô phỏng theo đài Arc de Triumphe tại Paris, phần trên và trong gồm những nét kiến trúc, phù điêu đặc thù Lào. Đứng trên tầng cao nhất của Anou Savary ta có thể thấy toàn diện cảnh quan Vientiane.

Con đường huyết mạch ở Vientiane là đường Sí Mương-Samsenthay, sầm uất trù phú, dấu ấn kiến trúc còn lại của thực dân Pháp chạy xuyên suốt từ khu That Khao lên trung tâm Ô-ĐiênSengLao, ra đến vùng Si Khay – Wattay, rồi bỗng dưng ngừng lại, nhường cho kiến trúc cổ truyền Lào: Nhà sàn.

Vientiane nằm thoai thoải ven sông Mêkông. Bên kia bờ là tỉnh Nong Khai (Thái Lan). Khúc sông nầy, năm 1994 chính phủ Úc đã tài trợ xây chiếc Cầu Hữu Nghị Lào-Thái(Lao-Thai Friendship Bridge) dài 1240m. Chính nhờ chiếc cầu này mà đã ra mở ra hướng phát triển mới cho du lịch 2 nước, kết nối hành lang Đông – Tây và mở ra sự phát triển cho ngành du lịch của cả ba nước Đông Dương.

Bờ sông Vientiane chưa được khai thác đúng mức, chủ yếu mới ở mặt hàng ăn, quán cóc. Quán cóc ven bờ sông Vientiane rất đa dạng về thực phẩm, với nhiều món ăn ngon và lạ miệng.

Ngoài ra còn có các điểm tham quan khác.

Viêng Chăn là nơi duy nhất có: nhà thờ Hồi giáo, chỗ chơi bowling, nhà thờnightclub ở Lào. Tại Viêng Chăn cũng có nhiều khách sạn cao cấp.

Các trường đại học và cao đẳng

Giao thông

Cầu Hữu nghị Thái-Lào, được xây dựng trong thập niên 1990, bắc ngang qua con sông cách vài dặm về phía hạ lưu thành phố Nong Khai, ngang qua biên giới, và tạo nên một trong những điểm giao lưu chính giữa hai nước. Hiện nay, một tuyến đường sắt kết nối quốc tế đang được lắp đặt trên cầu, nhưng điểm ga tàu nằm lệch về phía nam bên trong biên giới Thái Lan.

Viêng Chăn có Sân bay quốc tế Wattay.

Tham khảo

  1. ^ a b Lao Statistics Bureau, Vientiane Capital Statistics Center, truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022
  2. ^ Tạ Chí Đại Trường. Sử Việt đọc vài quyển. Gardena, CA: Văn Mới, 2004. Tr 326.
  3. ^ “World Weather Information Service—Vientiane” (bằng tiếng Anh). Tổ chức Khí tượng Thế giới. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2015.
  4. ^ “Vientiane Climate Normals 1961–1990” (bằng tiếng Anh). National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2015.
  5. ^ Work begins on major new Vientiane shopping centre|Lao VoicesLưu trữ 2011-05-03 tại Wayback Machine
  6. ^ “Laos stocks soar on debut – yes, both of them”. Financial Times.

Liên kết ngoài